- CH : Toạ độ của điểm O?
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG BÀI SOẠN : PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
BÀI SOẠN : PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
TIẾT CT : 29-30-31-32
Ngày soạn : 22/1/2007
I > Mục đích – Yêu cầu :
1. Về kiến thức :
Hiểu vectơ pháp tuyến , vectơ chỉ phương của đường thẳng
Hiểu cách viết phương trình tổng quát, phương trình tham số của đường thẳng
Hiểu được điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau
Biết công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng
2. Về kĩ năng :
Viết được phương trình tổng quát, phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm M(x0,y0) và có phương cho trước hoặc đi qua 2 điểm cho trước
Tính được toạ độ của vectơ pháp tuyến nếu biết được toạ độ của vectơ chỉ phương của 1 đường thẳng và ngược lại
Biết chuyển đổi giữa phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng Sử dụng công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng
Tính số đo của góc giữa hai đường thẳng
II > Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ
3. Nội dung – Phương pháp :
TIẾT 1 Hoạt động 1 : Vectơ chỉ phương của đường thẳng Hoạt động 1 : Vectơ chỉ phương của đường thẳng
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hs lên bảng làm ?1 - Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hướng dẫn học sinh làm ?1 trong SGK * Đưa đến định nghĩa vectơ chỉ phương của 2 đường thẳng
- Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên
CH : u→= ( 4,2) có phải là vectơ chỉ phương của đường thẳng trên không ? Tại sao ?
CH : Vậy 1 đường thẳng có bao nhiêu vectơ chỉ phương ?
CH : Vậy muốn xác định đựoc 1 đường thẳng thì ta phải xác định được những yếu tố gì ?
CH : Đường thẳng d đi qua 2 điểm A,B vậy vectơ chỉ phương cụ thể của đường thẳng trên ta có thể chọn là vectơ nào ?
Hoạt động 2 : Phương trình tham số của đường thẳng
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hs chép Bt vào vở - Hs lên bảng làm VD - Hs đứng tại chỗ làm ?2
* Theo phần trên ta có đường thẳng sẽ được xác định nếu biết được toạ độ của điểm mà đường thẳng đi qua và toạ độ của vectơ chỉ phương
* Giả sử đường thẳng d đi qua M (x0,y0) và có vectơ chỉ phương u→= (u1,u2 )
* GV hướng dẫn học sinh đến phương trình tham số như trong SGK
CH : Tại sao người ta gọi phương trình trên là phương trình tham số ?
VD1 : Lập phương trình tổng quát của đường thẳng d trong các trường hợp :
a. Đi qua A (3,4) và có VTCP u→= ( 1,2) b. Đi qua 2 điểm A( 1,2 ); B(3,4 ) - Cho Hs đứng tại chỗ làm ?2
Hoạt động 3 :Liên hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hs lắng nghe và ghi nhớ - Hs đứng tại chỗ làm ?3
- Hs lên bảng làm VD2
- Hướng dẫn học sinh cho đến công thức tính hệ số góc của đường thẳng trong trường hợp biết được toạ độ của vectơ chỉ phương
- Cho Hs đứng tại chỗ làm ?3
VD2 : Cho đường thẳng d đi qua A ( 1,2) ; B(5,3)
a. Viết phương trình tham số của đường thẳng d
b. Tìm hệ số góc của đường thẳng trên * Sữa chữa các sai sót ( Nếu có )
TIẾT 2
Ngày soạn : 21/1/2007
Kiểm tra bài cũ :
CH : Hãy nêu định nghĩa vectơ chỉ phương của đường thẳng ? 1 đường thẳng có bao nhiêu vectơ chỉ phương ?
Áp dụng : Cho đường thẳng d đi qua M(2,1) và có vectơ chỉ phương u→= (3,4) a. Viết phương trình tham số của đường thẳng
b. Tìm hệ số góc của đường thẳng trên
Hoạt động 1 : Vectơ pháp tuyến của đường thẳng
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hs lên bảng làm ?1 - Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên
* Cho Hs làm ?4
- Gv đưa ra khái niệm vectơ pháp tuyến cho đường thẳng