I. Tài sản cố định 210 3.505.101.693 3.791.522
1. Chi phí tiền lương 75.000.000 2 Chi phớ vận hành 32.105
2. Chi phớ vận hành 32.105.000 - Tiền điện 7.200.000 - Tiền ăn ca: 5.000*7*283 ngày 9.905.000 - Chi khỏc 15.000.000 TỔNG 107.105.000 Chỉ tiờu Chi phí (đ)
- Chi phí đầu tư ban đầu sẽ được tính vào chi phí vận hành để khấu hao hết trong năm đó.
Nếu sản lượng tiêu thụ là 4400 chiếc/năm với giá bán là 160.000đ/chiếc, ta có bảng sau: Chỉ tiờu Biện phỏp mới 1. Ä Doanh thu 704.000.000 2. Ä Tổng chi phớ 636.621.800 - Chi phớ vận hành 107.105.000 - Chi phớ nguyờn vật liệu 469.796.800 - Chi khấu hao 59.720.000 3. Ä Lợi nhuận thuần 67.378.200 4. Ä Thuế thu nhập 18.865.896 5. Ä Lợi nhuận sau thuế 48.512.304
Như vậy, nếu biện pháp có thể được thực hiện thỡ lợi ớch mang lại trong năm đó sẽ là 48.512.304 đồng. Sang đến năm thứ hai, sẽ không cũn khấu hao chi phớ đầu tư ban đầu, nếu sản lượng tiêu thụ tăng vẫn ở mức 4400 chiếc/năm thỡ lợi nhuận thuần sẽ là: 127.098.200 đồng.
KẾT LUẬN
Từ góc nhìn của một nhà quản lý kinh tế trẻ trong tương lai, nhận thấy tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay, sau 20 năm đổi mới cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên chặng đường phát triển của mình. Những cải cách kinh tế đã giúp đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu với vị trí nhỏ bé trên thế giới trở thành một quốc gia có vị trí tương đối trong nền thương mại thế giới.
Để rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với thế giới chỉ có con đường hội nhập, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Đây cũng là những cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam , nhưng đồng thời lại là những thách thức rất lớn. Làm sao có thể cạnh tranh được với những hàng hoá của nước ngoài, làm sao để doanh nghiệp trong nước tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập.
Đối với Công ty Cổ phần Cơ Điện Hà Nội, tuy là một doanh nghiệp mới thành lập từ chủ trương Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước ta nhưng cũng đã phát huy được ưu thế của mình nhờ vào đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm, cho thấy rõ được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, không chỉ Cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, mà còn tăng cường được sức cạnh tranh của những doanh nghiệp Nhà nước trong những lĩnh vực trọng điểm của quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công ty HAMEC cần phải cố gắng hơn nữa, vì nền kinh tế của chúng ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự biến động về nguyên liệu, nhiên liệu trên thế giới trong thời gian qua đã gây nhiều khó khăn chung cho cả nền kinh tế quốc dân, thiết nghĩ các ngành, các doanh nghiệp phải cố gắng, tìm cho mình một giải pháp không những để tồn tại mà phải còn chia sẻ gánh nặng với Nhà nước, Nhà nước ta sẽ không thể bao cấp cho mãi được. Quá trình hội nhập AFTA càng đến gần thì các doanh nghiệp phải mau chóng củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế, và công ty HAMEC cũng không nằm ngoại lệ, phải nhanh chóng tạo vị thế cho mình, kết hợp với những ưu thế sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm tốt về mặt chất lượng, nhiều về mặt khối lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt phải chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của những nhà sản xuất từ Trung quốc.
Đó cũng chính là mong muốn của em được góp sức nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, đóng góp những kiến thức của mình đã được học để củng cố và phát triển doanh nghiệp, cho dù là từ lĩnh vực rất nhỏ.
Qua bản đồ án tốt nghiệp này, em muốn đóng góp một phần quan điểm cũng như những kiến thức đã được học vào quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước, giúp cho doanh nghiệp trong nước cũng như Công ty Cổ Phần Cơ Điện Hà Nội. Bài viết của em còn nhiều mặt hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, hiểu biết xã hội, kiến thức thực tế, em mong nhận được những ý kiến phê bình sâu sắc của các thầy cô , đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Trần Thị Ngọc Lan và các bạn cùng lớp cho bản đồ án của em được hoàn thiện.
Em xin trân thành cảm ơn những ý kiến phê bình quý báu của thầy cô và các bạn ./.