ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ

Một phần của tài liệu giáo án 6 chuẩn (Trang 29 - 32)

BẰNG LỰC KẾ

Để kết quả đo đúng đầu tiên phải kiểm tra xem kim chỉ thị nằm đúng vạch 0 chưa?

Khi đo lực thì lực kế được cầm như thế nào?

Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực

1. Cách đo lực:

29 Ngô Thị Thu Hà

cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành đo trọng lượng của một quyển SGK Vật lý 6.

Giáo viên chú ý quan sát theo dõi uốn nắn thao tác thực hành cho học sinh.

Chú ý phân tích cách đo cho học sinh: đo trọng lực thì phải hướng cho lò xo lực kế theo phương trọng lực.

- Xác định trọng lượng của quyển SGK, ghi chép kết quả và đem so sánh với các nhóm khác.

- Khi đo cần phải cầm lực kế sao cho lò xo lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.

2. Thực hành đo lực:

Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng

lượng và khối lượng. HỆ GIỮA TRỌNG III. CÔNG THỨC LIÊN LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

Hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống câu C6:

m=100g  P=?N P=2N  m=?g m=1kg  P=?N Tóm lại:

a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N.

b. Một quả cân có khối lượng 200g thì có trọng lượng là 2N.

c. Một túi đường có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng là 10N.

Như vậy, giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam(*).

* m: khối lượng của vật Đơn vị là kilogam. *P: trọng lượng của vật Đơn vị là Niuton.

Hoạt động 5: Vận dụng: IV. VẬN DỤNG

Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần Vận dụng của SGK.

C7: Ta có hệ thức P=10m cho nên trên bảng chia độ ta có thể ghi đơn vị là kilogam. Thực chất của cân bỏ túi chính là một lực kế.

C8: Giao BTVN.

C9: Từ P=10m ta tính được: P=10*3200(kg)=32000 (N). + Củng cố:

- Lực kế là gì? Cho biết cấu tạo của lực kế.

- Cho biết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? Lực kế dùng để đo lực.Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng của cùng một vật là: P=10m trong đó P (N) là trọng

(*) Số 10 trong hệ thức là gia tốc trọng trường g được lấy gần đúng là: g=10 N/m2. P=mg

30 Ngô Thị Thu Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT

Lực mà ngón tay bấm lò xo bút bi cỡ 1N.

Lực kéo của học sinh THCS khoảng từ 50N đến 60N. Lực mà vớt tác dụng vào quả bóng vào cỡ 500N. Lực kéo của con trâu từ 800 đến 1000N.

Lực nâng của lực sĩ cử tạ khoảng 2200N.

Lực kéo của động cơ tàu hoả từ 40000 đến 60000N.

Lực của động cơ đẩy tên lửa lúc đẩy tên lửa khởi hành có thể lên đến 10000000N. Số 10 trong hệ thức P=10m chỉ là con số lấy gần đúng. Thực ra, một vật có khối lượng 1kg phải có trọng lượng là 9,78N ở xích đạo và 9,83N ở địa cực. Vậy trọng lượng của vật thay đổi theo vị trí của nó trên Trái Đất, nhưng thay đổi rất ít.

Ngày soạn : 25/10/2010 . Ngày dạy:1/11/2010

Tuần 12

Tiết 12 BÀI 12: KHỐI LƯỢNG RIÊNG LUYỆN TẬP

31 Ngô Thị Thu Hà

I. MỤC TIÊU

1. Trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng của một chất là gì?

2. Sử dụng được công thức m=D.V để tính khối lượng của một vật.

3. Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.

II. CHUẨN BỊ:

Tranh sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu giáo án 6 chuẩn (Trang 29 - 32)