việc và trách nhiệm của chính mình? Xã hội rộng lớn và phức tạp, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình học ngành này mà không học ngành kia, tại sao mình lại làm công việc này mà không phải là công việc kia? Cá nhân tôi cho rằng, tất cả những việc ta làm trong cuộc sống đều có một “sợi chỉ đỏ vô hình” xuyên suốt gọi là “duyên số”. Chỉ có duyên số mới kết nối bản thân ta vào một tập thể hoàn toàn xa lạ và giúp ta gắn bó, vui buồn, phát triển cùng nó như nhiều cá nhân đã gắn bó với FTC Group.
Diệp Anh Người FTC
cũng yêu cầu lên tận nơi, sửa tận chỗ, nhiều lúc làm không kịp, lại bị “thượng đế” ca thán là không nhiệt tình với công việc. Anh Thiết kế thì chẳng bao giờ ngơi tay, có hợp đồng do Kinh Doanh mang về là lại phải lao vào giải quyết. Anh Chăm sóc khách hàng (bộ phận CC) cũng chạy theo hợp đồng đó mà bở hơi tai….. Trăm người vạn ý, tất cả các thành viên của các bộ phận ai cũng ngày đêm làm tròn trách nhiệm của chính bản thân mình, nhưng mang cái sự nghiệp “phục vụ” nên nhiều khi có cố gắng mấy cũng không thể toàn vẹn, làm hài lòng được tất cả mọi người được. Nhiều lúc nghĩ cũng thấy bất công sao sao đó…
Nhưng…
Nhìn lại mọi người xung quanh, thấy ai cũng vất vả, tất bật vậy cả. Làm gì có nghề nào, việc nào là nhàn hạ đâu? Kể cả nghề làm Sếp! Làm Sếp còn trách nhiệm, công việc nặng gánh hơn nhiều ấy chứ (nhưng lại được cái oai). Đội kinh doanh thì phải chịu áp lực doanh số. Những ngày mưa, nắng, khi đội kinh doanh vì yêu cầu của khách hàng mà vẫn phải tấn ra đường đi gặp khách thì bọn chúng tôi vẫn được ngồi điều hòa nhởn nhơ mặc kệ thời tiết. Hay lúc Kinh doanh bị khách hàng phàn nàn “hành hạ” thì chúng tôi vẫn hưởng mọi sự bình yên. Vậy mà đôi lúc, đội kinh doanh về đến công ty còn bị “hành”. Nào là Nhân sự, Pháp chế “soi” quy trình, yêu cầu thủ tục, nào là Kế toán kiểm soát chứng từ… Những lúc như thế thấy phận làm “dâu” cũng còn sướng chán.
Xét về bộ máy tổ chức công ty, các phòng, ban chức năng có một vị trí rất quan trọng vì nó duy trì và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Có thể nhìn nhận các bộ phận chức năng như một bộ máy hành chính nhà nước thu nhỏ. Hành Chính được coi như là các Cảnh sát, Nhân sự giống Bộ Nội vụ, Marketing và Truyền thông đích thị là Bộ thông tin và truyền thông thu nhỏ, Kế toán là Bộ Tài chính rồi. Mà bộ máy ấy được đặt ra với nhiệm vụ số một để phục vụ. Được tin tưởng và coi
trọng thì hẳn nhiên đám “con dâu” chúng tôi cũng phải đổi mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu của kinh doanh. Thậm chí cần tiến tới mô hình ban chức năng trở thành các đơn vị dịch vụ và bảo vệ kinh phí trước những “thượng đế” của mình.
Nếu ai cũng nhìn nhận được như thế thì tốt biết bao, nhất là các “Sếp”.
Giống như một tư duy từ lâu đã cũ của người Việt Nam ta….gọi cái nhà tắm, nhà vệ sinh là Công trình phụ. Vâng, không có cái công trình phụ ấy thì cũng đủ rắc rối chứ chả đùa đâu. Thế giới từ lâu đã xem trọng cái “công trình phụ” ấy chính là công trình chính. Nhiều nơi, bước vào một ngôi nhà, bạn đã có thể nhìn thấy ngay… nhà vệ sinh của nhà đấy. Vì người ta coi nhu cầu “giải quyết”, nhu cầu cho bản thân được sạch sẽ là một nhu cầu cấp cao và cấp thiết của con người. Nói vui thế thôi, vì có vẻ như so sánh một khối chức năng của công ty với công trình phụ của ngôi nhà thì có vẻ hơi khập khiễng. Tuy nhiên xét về bản chất thì là giống nhau, bởi không có thì không được. Khối kinh doanh và khối chức năng của một công ty giống như là một mối quan hệ tương hỗ nhau và không thể tách rời.
Càng làm lâu, tôi lại càng cảm thấy yêu và tự hào với công việc của mình. Biết đâu một ngày nào đấy, vì lòng nhiệt tình và tận tâm với công việc, tôi lại giật được một giải thưởng nhân viên xuất sắc hoặc cống hiến hết mình cho công ty thì sao? Mong rằng ngày ấy không xa...
Bây giờ thì lại trở về với hiện tại và cố gắng làm tốt nhất công việc mà mình đang đảm nhận. Yêu nghề, nghề chẳng phụ, phải không ạ? Phải không FTCers? v