Nâng cao chất lượng thẩm định và tái thẩm định

Một phần của tài liệu 2921_5332 (Trang 45 - 47)

Làm tốt công tác thẩm và tái thẩm định là yếu tố quan trọng nhất nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cho vay. Công tác thẩm định của ngân hàng bao gồm hai nội dung chủ yếu sau :

- Thẩm định khách hàng : Xem xét các thông tin chung về khách hàng. Ngân hàng cần chú ý nghiên cứu một số vấn đề như:

+ Kiểm tra hồ sơ xin vay của khách hàng: Ngân hàng cần kiểm tra về tư cách pháp lý, nghành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà DN này được phép hoạt động.

+ Kiểm tra mục đích vay vốn: Xem xét mục đích vay vốn có phù hợp với các nghành nghề mà DN được phép hoạt động, và nếu DN vay vốn ngoại tệ thì phải xem

xét khoản vay đó để đảm bảo việc cho vay phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hay không?

+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng: xem xét báo cáo tài chính thường niên của DN đi vay kết hợp với các tiêu chí đánh giá của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm DN để từ đó đánh giá năng lực tài chính của DN đồng thời xác định phương thức cho vay phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

+ Cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ thực tế, đánh giá về năng lực điều hành, quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức của DN vay vốn, nghiên cứu các bạn hàng của doanh nghiệp qua đó đánh giá được uy tín của DN trong quan hệ với khách hàng trên thị trường.

+ Tài sản thế chấp: Đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trong trường hợp DN không trả đựơc nợ. Tuy nhiên đối với các DNV & N, họ rất khó đáp ứng được yêu cầu này. Do đó, ngân hàng cần phải linh hoạt trong việc thẩm định tài sản thế chấp đối với các khách hàng.

- Thẩm định dự án đầu tư: Nội dung này mang tính quyết định đến khả năng khách hàng có được vay vốn hay không.

+ Hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại : Hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho ngân hàng chính là tiền lãi của khoản vay. Bên cạnh lợi ích kinh tế mà dự án trực tiếp đem lại cho ngân hàng, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến lợi ích kinh tế mà dự án đem lại cho toàn xã hội. Một số chỉ tiêu cần chú ý khi thẩm định như vòng quay vốn, mức tăng tiêu thụ hàng hoá của xã hội, khi sản phẩm của dự án được tung ra, khả năng ảnh hưởng môi trường của dự án.

+ Khả năng thích ứng của phương án sản xuất của khách hàng đối với môi trường kinh doanh: các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng như: cung- cầu, giá cả, thị hiếu ... là các yếu tố cần phải được quan tâm xem xét khi thẩm định. Vì thế, trong quá trình thẩm định, các cán bộ tín dụng không thể đòi hỏi, yêu cầu một sự hoàn hảo tuyệt đối về dự án của DNV & N nhưng nên có những tư vấn, giúp đỡ để DN hoàn thiện dự án hơn. Cán bộ tín dụng cũng có thể gợi ý hoặc yêu cầu doanh nghiệp đề xuất một vài phương án dự phòng. Làm như

vậy thì cả DN và ngân hàng đều hạn chế được rủi ro, từ đó cả hai cùng hợp tác với nhau và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ.

3.2.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Đặc biệt, đối với hoạt động ngân hàng chứa đứng quá nhiểu rủi ro thì vai trò của con người lại càng được đề cao và phát huy. Cán bộ tín dụng phải có đầy đủ tư cách của một người nắm vững trình độ chuyên môn, nhanh nhạy và có tư cách đạo đức, kiến thức xã hội sâu sắc. Cấp lãnh đạo đổi mới tác phong làm việc, cụ thể hơn, chính xác hơn, sẵn sàng sửa chữa sai lầm, luôn tự mình nâng cao trình độ của bản thân ... Chi nhánh cần có định hướng đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

- Đối với cán bộ quản lý điều hành: Ngoài việc am hiểu các kiến thức chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo cần trau dồi khả năng lãnh đạo của mình, luôn biết học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng : Cán bộ tín dụng được tạo điều kiện học hỏi, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm cũng như ý thức đạo đức để có thể hoàn thành công việc được xuất sắc. Chi nhánh Hà Nội cũng đã có những bước thay đổi rõ rệt trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng cho các cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định của mình. Tuy nhiên, Chi nhánh cần thường xuyên cử người đi học các lớp học nâng cao nghiệp vụ quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro để đảm bảo cập nhật các thông tin mới nhất nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Ngoài ra, cần phân định rõ ràng giữa quyền hạn và trách nhiệm: các cán bộ tín dụng cần được hưởng chế độ ưu đãi, khen thưởng thích hợp, tạo động lực thi đua trong công việc, đồng thời có chế độ kỷ luật nghiêm khắc nhằm đảm bảo kỷ cương, lề lối tác phong làm việc. Ngân hàng còn cần chú trọng môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh, thân ái giữa các thành viên.

Một phần của tài liệu 2921_5332 (Trang 45 - 47)