Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân (Trang 75 - 80)

3.3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. phẩm.

Việc hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện trên cơ sở luật, chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước, đặc biệt là Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.

- Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.

- Hoàn thiện phải đảm bảo cho bộ máy kế toán phải gọn nhẹ mà vẫn hoạt động hiệu quả.

- Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai của xí nghiệp. Kết quả của công tác hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời cho các đối tượng bên ngoài xí nghiệp cũng như cho các nhà quản lý để đưa ra các quyết định tối ưu.

3.3.2.2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Theo em, xí nghiệp nên để những chi phí vật liệu để đóng gói những sản phẩm biển số như: băng dính, hộp carton, túi ni lông vào chi phí sản xuất chung.

Khi xuất kho những vật liệu này đóng gói sản phẩm, kế toán định khoản: Nợ TK 627 ( Chi tiết theo đối tượng )

Có TK 152

Khi mua vật liệu đóng gói xuất thẳng ngay cho phân xưởng, kế toán định khoản: Nợ TK 627 ( Chi tiết theo đối tượng )

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 141, 331.

Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Để tránh biến động chi phí nhân công trực tiếp, xí nghiệp nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Mức trích trước tiền lương nghỉ

phép trong tháng của CNSX = Tổng tiền lương cơ bản của CN trong 1 tháng * Tỷ lệ trích trước

Tỷ lệ trích trước = Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNSX Tổng lương cơ bản của CN trong một năm

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán định khoản: Nợ TK 622 ( Chi tiết theo đối tượng )

Có TK 335

Về hạch toán chi phí sản xuất chung

Về tài khoản sử dụng

Chi phí sản xuất chung cũng chiếm một phần trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua

ngoài, chi phí khác bằng tiền. Để có thể quản lý tốt các loại chi phí này, theo em xí nghiệp nên chi tiết TK 627 của từng hoạt động sản xuất theo từng loai chi phí.

TK 627.1 “ Chi phí sản xuất chung làm biển số ” chi tiết thành các tiểu khoản sau:

TK 627.11: Chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất biển số. TK 627.12: Chi phí vật liệu của sản xuất biển số.

TK 627.13: Chi phí công cụ dụng cụ cho sản xuất biển số. TK 627.14: Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất biển số. TK 627.17 : Chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất biển số. TK 627.18: Chi phí khác bằng tiền cho sản xuất biển số.

TK 627.2 “ Chi phí sản xuất chung sửa chữa xe ”, TK 627.4 “ Chi phí sản xuất chung lắp giáp xe ” chi tiết tương tự như trên.

Về hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng

Bộ phận KCS cũng tham gia vào quá trình sản xuất. Nhân viên của bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra mức độ hỏng hóc của xe trước khi sửa và kiểm tra chất lượng xe, biển số khi xuất xưởng. Theo em để đảm bảo giá thành sản phẩm được tính chính xác, xí nghiệp nên hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trich theo lương của các nhân viên bộ phận này vào chi phí sản xuất chung.

Khi tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên này, kế toán định khoản:

Nợ TK 627 ( Chi tiết theo đối tượng) Có TK 334

Có TK 3382, 3383, 3384

Những loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn, xí nghiệp nên phân bổ cho nhiều kỳ.

Khi mua hoặc xuất kho công cụ dụng cụ có giá trị lớn cho phân xưởng sản xuât, kế toán ghi:

Nợ TK 142, 242 Nợ TK 133

Có TK 153, 111, 112, 141, 331 Từng kỳ phân bổ giá trị công cụ dụng cụ:

Nợ TK 627 ( Chi tiết cho từng đối tượng ) Có TK 142, 242

Về hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ.

Một số loại TSCĐ dùng chung trong xí nghiệp như: tổng đài điện thoại. Theo em xí nghiệp nên phân bổ khấu hao TSCĐ này cho các phân xưởng.

Nợ TK 627 ( Chi tiết cho từng đối tượng ) Có TK 2141

Về hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí điện thoại là khoản chi phí phát sinh hàng tháng. Các phân xưởng của xí nghiệp đều được trang bị điện thoại nên phải chịu khoản chi phí này. Theo em để đảm bảo hạch toán đúng chi phí, hàng tháng khi nhận được hoá đơn điện thoại xí nghiệp nên phân bổ chi phí điện thoại cho các bộ phận theo mức độ sử dụng. Kế toán ghi:

Nợ TK 627 ( Chi tiết theo đối tượng ) Có TK 111, 112

Để đảm bảo sự phù hợp về chi phí giữa các tháng, theo em xí nghiệp nên trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ của các bộ phận sản xuất. Căn cứ vào công suất, mức độ làm việc của máy móc thiết bị, kế toán định khoản khoản chi phí trích trước này:

Nợ TK 627 ( Chi tiết theo đối tượng ) Có TK 335

Về công tác tính giá thành sản phẩm

Để thuân lợi cho công tác quản lý, xí nghiệp có thể xem xét việc thiết kế lại thẻ tính giá thành sản phẩm chi tiết theo từng khoản mục chi phí.

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dich vụ Tháng … năm … Tên sản phẩm dịch vụ: … Chỉ tiêu Tổng số tiên Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 2. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

3. Giá tri sản phẩm dở dang cuối kỳ

4. Giá thành sản xuất sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w