Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp X25

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân (Trang 25)

2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.

Mục tiêu của xí nghiệp là đạt được mức lợi nhuận tối đa, do đó để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ phù hợp luôn đóng vai trò quan trọng. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí, xí nghiệp đã phân chia chi phí sản xuất theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cụ thể bao gồm các khoản mục chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu chính.

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ. + Chi phí nhiên liệu.

 Chi phí nhân công trực

Chi phí này bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh của lao động trực tiếp ở ba phân xưởng.

 Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp ). Chi phí sản xuất chung bao gồm:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Là lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng như quản đốc, thủ kho, nhân viên dọn vệ sinh

+ Chi phí công cụ dụng cụ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao nhà xưởng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: điện, nước…

2.1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí. Nó có vai trò hết sức quan trọng và là nội dung cơ bản nhất của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phù hợp với quy trình công nghệ và đặc điểm nghành nghề kinh doanh, xí nghiệp đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chi tiết theo sản phẩm: biển số, sửa chữa xe, lắp giáp xe. Mỗi hoạt động sản xuất này được diễn ra tại một phân xưởng nên đối tượng tập hợp chi phí cũng là phân xưởng

Trong 3 hoạt động trên thì hoạt động sửa chữa xe và lắp giáp xe là theo đơn đặt hàng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 2 loại sản phẩm này lại được chi 664tiết theo đơn đặt hàng.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất mà xí nghiệp đang áp dụng là phương pháp hạch toán theo sản phẩm: sản xuất biển số, lắp giáp xe, sửa chữa xe. Trong từng sản phẩm: sửa chữa xe, lắp giáp xe thì chi phí sản xuất lại được hạch toán chi tiết theo đơn hàng

Hàng ngày kế toán mở sổ chi tiết TK 621,622,627 theo từng sản phẩm, đơn hàng để phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến sản phẩm, đơn hàng. Các chi phí sản xuất phát sinh ở sản phẩm, đơn hàng nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào sản phẩm, đơn hàng đó. Các chi phí sản xuất gián tiếp liên quan đến nhiều sản phẩm, đơn hàng sẽ được kế toán tập hợp và cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức thích hợp. Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

2.1.3. Thực trạng kế toán các khoản mục chi phí sản xuất. 2.1.3.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.3.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp.

Đặc điểm:

Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 80% tổng giá thành sản xuất, riêng hoạt động sửa chữa ô tô xe máy chi phí nguyên vật liệu chỉ chiếm khoảng 36%. Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Xí nghiệp đã luôn xác định quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trong sản xuất chế tạo sản phẩm rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc trưng riêng của sản phẩm. Xí nghiệp X25 có 3 hoạt động sản xuất kinh doanh chính: sản xuất biển phản quang, sửa chữa xe, lắp giáp xe. Mỗi một loại sản phẩm được cấu tạo từ các loại nguyên vật liệu khác nhau.

 Sản xuất biển số cần các nguyên vật liệu là:

+ Nguyên vật liệu chính: giấy phản quang, nhôm lá 1 ly.

+ Nguyên vật liệu phụ: Băng dính ni lông, hộp các tông, túi ni lông. + Nhiên liệu: Dầu bu tin, sơn ngoại biển số.

 Sửa chữa, lắp giáp ô tô cần nguyên vật liệu giống nhau: + Nguyên vật liệu chính: Là các phụ tùng ô tô

+ Nguyên vật liệu phụ: giẻ lau, …

+ Nhiên liệu: Xăng, dầu, mỡ, dầu nhớt, sơn.

Tài khoản sử dụng:

Để theo dõi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”. TK 621 được mở thành các tiểu khoản sau:

TK 621.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất biển số. TK 621.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sửa chữa xe TK 621.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lắp giáp xe.

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản: TK 152 ( TK 152.1, TK 152.2, TK 152.3 ), TK 331.

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu đề nghị cấp vật tư - Phiếu xuất kho

- Hoá đơn GTGT - Phiếu chi Sổ sách kế toán - Bảng kê chứng từ ghi sổ - Chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết TK 621.1, TK 621.2, TK 621.4 - Sổ cái TK 621

Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 6: Quy trình ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất từ hai nguồn cơ bản là xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và mua ngoài xuất trực tiếp cho sản xuất không qua kho.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất và nhu cầu thực tế, bộ phận có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu viết phiếu đề nghị cấp vật tư trong đó ghi rõ số lượng, quy cách phẩm chất sau đó chuyển cho quản đốc phân xưởng ký xác nhận

Phiếu xuất kho, Hoá đơn NVL mua ngoài dùng ngay cho sản xuất

Sổ chi tiết TK 621, TK 154 Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621 Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Bảng kê chứng từ

rồi chuyển lên phó giám đốc phụ trách phân xưởng ký duyệt. Giấy đề nghị cấp vật tư theo mẫu sẵn của xí nghiệp.

Biểu số 2.1: Xí nghiệp X25 Bộ phận: PX III

Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP VẬT TƯ

Kính gửi: Ông quản đốc phân xưởng III. - Để phục vụ công việc: Sản xuất biển số.

- Bộ phận sản xuất PXIII kính đề nghị ông duyệt cấp cho một số vật tư sau:

STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ

1 Giấy phản quang m2 292,72

2 Nhôm lá 1 ly m2 291,25

3 4

Hà nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007 Phó giám đốc Quản đốc Bộ phận yêu cầu

Khi đề nghị cấp vật tư được phê duyệt, kế toán viết phiếu xuất kho rồi

chuyển xuống cho thủ kho. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc ký duyệt giao cho người cầm phiếu xuống kho để nhận vật tư. Thủ kho ghi số lượng thực tế vào phiếu xuất kho, sau đó ghi

thẻ kho rồi chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Phòng kế toán nhập số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho trên máy tính. Xí nghiệp tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phần mềm kế toán tự động tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, đơn giá này sẽ tự chạy vào phiếu xuất kho.

Giá đơn vị bình quân của nguyên vật liệu xuất = Số lượng tồn đầu kỳ * Giá đơn vị tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ * Giá đơn vị nhập trong kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập kho trong kỳ

Biểu số 2.2: Xí nghiệp X25

Bộ phận: Phân xưởng III

Mẫu số: 02 – VT

( Ban hành theo QĐ số 15 / 2006 / QĐ-BTC ngày 20 / 03 / 2006 của Bộ trưởng BTC )

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 01 tháng 11 năm 2007 Nợ TK: 621.4 Số: XK12008 Có TK: 152.1

- Họ và tên người nhận hàng: Lê Đình Thống. Bộ phận: Phân xưởng III - Lý do xuất kho: Xuất nguyên vật liệu để sản xuất phôi biển số

- Xuất tại kho: B.

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực xuất 1 Giấy phản quang M2 292,72 2 Nhôm lá 1 ly M2 291,25 Cộng - Tổng số tiền ( Viết bằng chữ ): - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 01 tháng 11 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Đối với trường hợp mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thì kế toán căn cứ hoá đơn GTGT để ghi sổ. Phòng kế toán nhập dữ liệu vào máy và thanh toán hoặc hoàn ứng.

Biểu số 2.3

Mẫu số: 01 GTKT-3LL BG/2007B

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 08 tháng 11 năm 2007 Đơn vị bán hàng:

Địa chỉ: Số tài khoản:

Điện thoại: MST: Họ và tên người mua hàng: Đào Xuân Dúng

Tên đơn vị: Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân Địa chỉ: Số 105 - đường Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội

Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: Tiền mặt. MST: 010157968

STT Tên hàng hoá,dịch vụ Đvt Số

lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3

1 Băng dính ni lông 5cm cuộn 50 8.000 400.000

2 Hộp cát tông hộp 30 3.740 112.200

3 Túi ni lông Kg 35,7 29.993 1.070.750

….

Cộng tiền hàng 1.582.950

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 158.295 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.741.245

Số tiền viết bằng chữ: Một triệu bảy trăn bốn mươi mốt nghìn hai trăm bốn

mươi lăm đồng.

Căn cứ vào các chứng từ: phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, Phiếu chi kế toán nhập dữ liệu vào màn hình chứng từ. Phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển các dữ liệu vào các sổ có liên quan: Bảng kê chứng từ ghi sổ ( thực chất đây là bảng tổng hợp chứng từ cùng loại ), Chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản

621.1, sổ cái tài khoản 621.

Bảng kê chứng từ ghi sổ ghi nợ TK 621.1 thể hiện chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho sản xuất biển số. Số liệu tổng cộng của các tài khoản đối ứng với TK 621.1 trên bảng kê chứng từ ghi sổ sẽ chạy vào chứng từ ghi sổ ghi nợ tài khoản 621.1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh từ mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất sẽ được thể hiện trên bảng kê chứng từ ghi sổ ghi có của tài khoản 111, 112, 141, 331.

Biểu số 2.4:

Bảng kê chứng từ ghi sổ

Số: 1104

Ngày 30 tháng 11 năm 2007

Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp xuất kho sản xuất biển số tháng 11.

Chứng từ Diễn giải TK nợ TK Số tiền Số Ngày XK11008 01/11 Xuất NVL chính sx biển 621.1 152.1 103.540.472 XK11017 01/11 Xuất hộp các tông sx biển 621.1 152.2 445.752

XK11112 10/11 Xuất dầu bu tin sx biển số 621.1 152.3 894.500 … XK11425 30/11 Xuất NVL chính để sx biển 621.1 152.1 254.762.650 Cộng 2.212.399.780 Biểu 2.5 Chứng từ ghi sổ Số: 1104 Ngày 30 tháng 11 năm 2007

Trích yếu Số hiệu tài

khoản Số tiền

Nợ

Chi phí NVL trực tiếp xuất kho sản xuất biển số tháng 11 621.1 152.1 2.276.697.656 621.1 152.2 1.002.942 621.1 152.3 134.699.182 Cộng 2.212.399.780 Biểu số 2.6

Sổ chi tiết tài khoản: 621.1

Từ 01/11/07 đến 30/11/07

CTGS Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có

Số Ngày Dư đầu kỳ 0 1104 XK1108 01/11 Xuất NVL chính sx biển 152.1 103.540.472 … 1101 C1197 08/11 Mua NVL phụ sx biển 111 1.582.950 … 1137 PKT 30/11 K/c CP NVL trực tiếp sx biển 154.1 2.412.415.100 Cộng PS 2.412.415.100 2.412.415.100 Dư cuối kỳ 0 Biểu số 2.8

Sổ cái tài khoản: 621

Từ 01/11/07 đến 30/11/07

CTGS Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có

Số Ngày Dư đầu kỳ 0 1104 XK1108 01/11 Xuất NVL chính sx biển 152.1 103.540.472 … 1105 XK1134 03/11 Xuất NVL chính sửa xe HĐ12 152.1 152.334.600 … 1137 KC6211 30/11 KC 622.1 sang 154.1 154.1 2.278.415.100 … Cộng PS 4.103.755.843 4.103.755.843 Dư cuối kỳ 0

2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếpĐặc điểm: Đặc điểm:

Chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 10% tổng giá thành sản xuất. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng sửa chữa ô tô xe máy thì giá thành hợp đồng lại chủ yếu là chi phí nhân công chiếm khoảng 40%. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá thành sản xuất nhưng nó lại là một khoản mục rất quan trọng. Nó thể hiện quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động. Với tinh thần làm việc thận trọng, nắm vững chuyên môn của các nhân viên kế toán xí nghiệp X25, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán đúng ít xảy ra sai sót. Điều này không những giúp xí nghiệp tính chính xác giá thành sản phẩm mà còn tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Tại xí nghiệp X25, người lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm là các công nhân của các phân xưởng I, II, III. Tính đến cuối năm 2007 thì xí nghiệp có 260 công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm khoảng 72% tổng số lao động trong toàn xí nghiệp.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, tiền thưởng, tiền ăn trưa, tiền làm thêm giờ, các khoản trích theo lương ( BHXH, KPCĐ, BHYT ) do xí nghiệp chịu. Hình thức tiền lương mà xí nghiệp đang áp dụng là hình thức tiền lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho người lao động khối quản lý. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân sản xuất. Người lao động được nhận lương vào ngày 5 hàng tháng.

Khi có lệnh sản xuất, xí nghiệp khoán cho phân xưởng. Lệnh sản xuất quy định khối lượng công việc phải hoàn thành và số tiền nhận được tương ứng. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, xí nghiệp thanh toán tiền công. Do lệnh sản xuất được khoán cho cả phân xưởng nên số tiền công theo sản phẩm được phân chia như sau:

Ai = LCBi * Ti * Kđc B

Kđc =

∑ LCBi * Ti Trong đó:

Ai : Tiền lương theo sản phẩm của người công nhân thứ i B : Tổng số tiền công của phân xưởng nhận được trong tháng Ti : Số ngày làm việc thực tế của người thứ i

LCBi : Lương cơ bản của người thứ i Lương cơ bản = Hệ số lương * 450.000đ

Tiền lương của một công nhân = Tiền lương theo sản phẩm + Lương phép + Lương nghỉ ốm + Tiền thưởng + Tiền ăn trưa + Tiền làm thêm giờ Người lao động khi nghỉ phép được hưởng 100% lương cơ bản, nghỉ ốm được hưởng 75% lương cơ bản

Tiền ăn trưa của công nhân viên là 10.000 đ/ người/ ngày. Vào các dịp lễ tết hoặc khi có sáng kiến trong sản xuất thì người côn nhân sẽ có một khoản tiền thưởng. Số tiền này thể hiện trên bảng thanh toán tiền thưởng

Khi cần phải đẩy mạnh khối lượng sản xuất, xí nghiệp tổ chức cho công nhân làm thêm giờ. Xí nghiệp có riêng bảng chấm công làm thêm giờ và bảng thnah

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w