- Thời hạn tạmgiam để bảo đảm cho việc xét xử phúc thẩm.
90 ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày
1.2.6.2. Phục hồi thời hạn
Điều 97 Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc phục hồi thời hạn trong trường hợp quá hạn có lý do chính đáng.
Đơn xin phục hồi thời hạn (như đơn kháng cáo qúa hạn của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà, đơn kháng cáo quá hạn của bị cáo…) gửi đến Toàn án đã sở thẩm hoặc cấp phúc thẩm xem xét. Đơn xin phục hồi thời hạn trong những trường hợp khác, nếu có lý do chính đáng gửi cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án xem xét các đơn xin phục hồi thời hạn cùng thời hạn cùng các lý do quá hạn. Cơ quan tiến hành tố tụng
phải phục hồi thời hạn nếu xét thấy quá hạn mà có lý chính đáng (ví dụ, bị cáo tại ngoại vì trở ngại đau ốm không thể nộp đơn kháng cáo sơ thẩm trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được bản án).
Quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng từ chối yêu cầu phục hồi thời hạn, có thể bị khiếu nại.
* * *
Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định một hệ thống thời hạn tố tụng tương ứng với các giải đoạn tố tụng, gắn liền với các hoạt động của cơ quan tiến hằnh tố tụng, hành vi của những người tiến hành tố tụng, từ lúc khởi tố vụ án hình sự cho đến khi giải quyết xong vụ án, trong bao gồm cả khâu thi hành bản án hình sự.
Như thế thời hạn trở thành một chế định pháp lý trong pháp luật tố tụng hình sự, đánh dấu một bước phát triển đáng kể của khoa học páhp lý tốt tụng hình sự Việt Nam, bảo đảm được những yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự trong thời kỳ mới công cuộc cải cách kinh tế, hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc xác định thời hạn cụ thể trong từng giai đoạn tố tụng có ý nghĩ rất lớn. Nó buộc cơ quan và cán bộ Nhà nước làm công tác bảo vệ páhp luật pahỉ hoạt động trong giới hạn thời gian luật định, đảm bảo được yêu cầu hiệu quả công tác mà vẫn hết sức tồn trọng những quyền lợi hợp pháp của công đân; đồng thời nó yêu cầu bất cứ công đân, tổ chức nào cũng phải có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.
Chính những quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự thể hiện một cách rõ nhất bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mang tính giai cấp triệt để nhưng cũng thấm thuần tính nhân dân sâu sắc.
Việc xây dựng những thời hạn trong tố tụng hình sự dựa trên cơ sở lý luật khoa học và cơ sở thực tiễn, đã được rút, tổng kết từng thời kỳ. Việc xác định
các thời hạn ấy không phải do ý định chủ quan của nhà làm luạt mà phải phù hợp với thực tiễn khách quan, nếu không nó sẽ dễ trở nên lạc hậu trong quá trình thực tiễn hoặc không đảm bảo tính khả thi trước những biến đổi không ngừng của đời sống kinh tế xã hội.