Thời hạn tạmgia mở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Trang 42 - 45)

Tạm giam là biện pháp ngănn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị án, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Tạm gian là biện pháp ngăn chạn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách lý với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Chính vì vậy luật tố tụng hình sự quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn tạm giam rất chặt chẽ.

Thời hạn tạm giam được quy định theo những căn cứ khác nhau phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người bị tạm giam và giai đoạn tố tụng.

* Thời hạn tạm giam ở giai đoạn điều tra

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam có thể đến ba tháng (lần đầu hai tháng, gia hạn một lần không quá một tháng).

Riêng đối với vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không được quá mười sau ngày (Điều 322 khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự).

Đối với tội phạm nghiêm trọng, thời hạn tạm giam có thể đến sau tháng (lần đầu ba tháng, gia hạn lần thứ nhất không quá hai tháng, gia hạn lần thứ hai không quá một tháng).

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, thời hạn tạm giam có thể đến chín tháng (lần đầu bốn tháng, gia hạn lần thứ nhất không quá ba tháng, gia hạn lần nthws hai không qua hai tháng).

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam có thể mười sáu tháng (lần đầu bốn tháng, gia hạn lần mỗi lần bốn tháng).

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định thời hạn tạm giam để điều tra bằng thời hạn điều tra như Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998. Để không giam giữ bị cán quá hạn, các cơ quan điều tra phải đẩy nhanh tốc độ điều tra vụ án và phấn đầu kết thúc điều tra trước khi hết hạn tạm giam.

* Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cần phải tạm giam, thì thơhì hạn tạm giam để phục hồi điều tra không được quá thời hạn phục hồi điều tra quy định tại Điều 212, Khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể, thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra tối đa là hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, tối đa là ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

* Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung

Thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung không phụ thuộc vào loại tội mà tuỳ thuộc vào cơ quan (Toà án hay Viện kiểm sát) trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung, thì thời hạn tạm giam đối với bị can là không quá hai tháng. Trường hợp Viện kiểm sát trả lại hồ sơ lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam

cũng không quá hai tháng. Nếu hồ sơ do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam đối với bị can là không quá một tháng. Trường hợp Toà án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hia thì thời hạn tạm giam bị can cũng là một tháng (Khoảng 4 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự).

* Thời hạn tạm giam ở giai đoạn truy tố

Ở giai đoạn truy tố, thời hạn tạm giam bị can phạm tội ít nghiêm trọng và tôi phạm nghiên trọng để truy tố là hai mươi ngày. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm nhưng không quá mười ngày.

Thời hạn tạm giam bị can phạm tội rất nghiêm trọng để truy tố là ba mươi ngày. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm nhưng không quá mười lăm ngày.

Thời hạn tạm giam bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để truy tố là ba mươi ngày. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thêm nhưng không quá ba người ngày (Điều 166 Khoảng 2 Bộ luật tố tụng hình sự).

* Thời hạn tạm giam ở giai đoạn xét xử

+ Thời hạn tạm giam ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự. Khác với giai đoạn điều tra, truy tố luật không quy định việc gia hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mặc dù có quy định việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Do vậy, thời yhạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm lại chia thành hai loại:

Loại thứ nhất là thời hạn được tính bằng ngày, tháng và được ghi trong lệnh tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Toà án quyết định sau khi thụ lý hồ sơ vụ án. Thời hạn này được quy định cụ thể dối với từng loại tội cụ thể là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối vớii tội nghiêm trọng, hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng và ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng

Loại thứ hai là thời hạn được tính bằng sự kiện "kết thúc phiên toà". Thời hạn này chỉ xuất hiện khi loại thời hạn thế nhất đã hết mà không có căn cứ để thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đang áp dụng và trả tự do cho bị cáo.

Thời hạn này không phụ thuộc vào loại tội phạm mà giống nhau đối với tất cả các loại tội. Thời hạn này được ghi trong lệnh tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án quyết định (lần thứ hai) với mục đích để đảm bảo cho việc xét xử

- Thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc thi hành án là thời hạn tạm giam đối với bịi cáo tại ngoại bị Toà án áp dụng Điều 228 và khoản 3

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Trang 42 - 45)