II. Bài tập trắc nghiệm
6. Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn cácnguyên tố hoá học
IIIB IVB VB VIB VIIB
VIIIB IB IIB x + y 3 4 5 6 7 8;9;10 11 12
+ Muốn xác định tính chất của các nguyên tố căn cứ vào số electron ở lớp ngoài cùng.
Ví dụ 19: Từ cấu hình electron của Na và Cl ở ví dụ 18, biết đợc: - Na và Cl đều thuộc chu kì 3 ( vì n = 3)
- Na và Cl đều thuộc nhóm A ( vì Na thuộc họ s, Cl họ p). Na nằm ở nhóm 1A (có 1e lớp ngoài cùng), Cl nằm ở nhóm VIIA (có 7e lớp ngoài cùng).
- Na là kim loại (có 1e lớp ngoài cùng). Có tính khử mạnh: Na - 1e → Na+
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Cl là phi kim (có 7e lớp ngoài cùng). Có tính oxi hoá mạnh: Cl + 1e → Cl-
Mg + Cl2 → MgCl2
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Ví dụ 20: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Hãy xác định: vị trí của Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn, hoá trị, tính chất hoá học của Fe.
Trả lời
Fe (Z = 20), có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2
Vị trí trong hệ thống tuần hoàn: + chu kì : 4 (n = 4)
+ nhóm VIIIB: vì Fe là nguyên tố họ d, có x + y = 6 + 2 + 8
Fe có hoá trị II vì có 2e ở lớp ngoài cùng. Fe còn có hoá trị 3,4,...,8. Thờng gặp là hoá trị 2 và 3. Hiện nay đã tổng hợp đợc hợp chất của Fe có hoá trị 6.
Tính chất hoá học của Fe, tính khử: Fe - 2e → Fe2+ Fe - 3e → Fe3+
Các bạn sinh viên tự lấy ví dụ minh hoạ cho tính chất hoá học của Fe.
Chú ý: Không lấy ví dụ cho các nguyên tố họ latan và họ Actini (các nguyên tố ngoài bảng)