1 Nguyễn Văn Phương HĐ thời vụ 30 85.000 2.554.250 700.000 1.854.250
2 Đào Thanh Hải HĐ thời vụ 28 85.000 2.380.000 710.000 1.670.000
3 Phạm Công Khiêm HĐ thời vụ 27 76.500 2.065.500 710.000 1.355.500
4 Nguyễn Bá Thành HĐ thời vụ 20 76.500 1.530.000 710.000 820.000
5 Phạm Trung Dũng HĐ thời vụ 18 76.500 1.377.000 710.000 667.000
………
21 Nguyễn Viết Duẩn HĐ thời vụ 30 76.500 2.295.000 710.000 1.585.000
Tổng cộng 461 35.763.750 14.900.000 20.863.750 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc công ty (Ký, họ tên)
Công ty có 2 hình thức trả lương:
Thứ nhất, hình thức trả lương theo sản phẩm:
Công ty áp dụng hình thức này rất nhiều bởi vì nó phù hợp với đặc điểm của công ty, bên cạnh đó còn nâng cao năng suất lao động vì nó khuyến khích người lao động hoàn thành nhiều sản phẩm. Song với hình thức này rất dễ dẫn đến tình trạng người lao động chỉ chú ý đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ trong quá trình tạo ra sản phẩm của công nhân. Các chủ công trình phải lập Hợp đồng giao khoán đối với các tổ trưởng tổ lao động. Đây là chứng từ ban đầu để hach toán và cũng để theo dõi tiến độ làm việc của công nhân. Sau khi kí hợp đồng giao khoán, chủ công trình theo dõi để lập phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Đơn giá khoán do Công ty đề ra dựa trên quy định của nhà nước, và bên lao động chấp thuận.
Do đặc điểm của ngành xây lắp nên Công ty thuê lao động ngoài để giảm thiểu những chi phí di chuyển lao động đối với công nhân ở xa công trình. Tuy nhiên chất lượng đào tạo công nhân ở địa phương không đồng đều, gia cả lao động lại không ổn định bởi còn phụ thuộc điều kiện của từng địa phương. Vì vậy ngoài việc lựa chọ kỹ lưỡng, Công ty phải xây dựng qui chế sử dụng lao động một cách cụ thể.
Khi có nhu cầu thuê lao động ngoài, chủ công trình phải làm đề nghị (trong đó nêu rõ lý do, danh mục công việc, đơn vị tính, khối lượng dự kiến) có sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Chủ công trình lập hợp đồng giao khoán với đối tượng thuê ngoài có xác nhận của địa phương nơi có lao động thực hiện hợp đồng, phải lập phiếu xác nhận công việc hoàn thành theo mẫu để theo dõi cho chặt chẽ.
Công thức tính lương:
Tiền lương phải trả cho CN = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá
Đơn giá tiền công = Tổng số tiền được thanh toánTổng số công được thực hiện Tính lương / công nhân = Đơn giá tiền công x Số ngày thực hiện
Thứ hai, trả lương theo thời gian:
Đây là hình thức chỉ áp dụng cho một số lao động tay nghề, kỹ thuật cao, đồng thời cũng có một số công việc không thể trả lương theo sản phẩm được thì phải tính theo cách này. Ví dụ như các công việc kỹ sư trắc địa, kỹ thuật an toàn lao động, mỹ thuật công trình, … Thực tế phải trả lương như vậy để tránh công nhân làm ẩu đả để lấy thành tích, dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn của người lao động cũng như người sử dụng…
Hàng tháng, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính lương phải trả cho công nhân hưởng lương theo thời gian bằng công thức sau:
L = Mức lương cơ bản × Hệ số cấp bậc lương × Hệ số phân phối × T 22
L: Mức lương công nhân được hưởng /1 ngày công T: Số ngày lao động thực tế của công nhân trong tháng
Hệ số phân phối gồm: Hệ số trách nhiệm, Hệ số thâm niên công tác, Năng suất lao động.
Cả hai hình thức trả lương đều được áp dụng một cách phù hợp cho từng đối tượng lao động, tạo sự công bằng cho người lao động cũng như tiết kiệm chi phí cho công ty.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 2+3 và bảng thanh toán lương tháng 4, Bảng xác nhận giá trị công việc hoàn thành, kế toán nhập liệu, ta có nội dung chứng từ: Phân bổ lương tháng 2 đến tháng 4 năm 2009
Thu tạm ứng lương tháng 2 đến tháng 4 năm 2009
In sổ chi tiết tài khoản 622, sổ cái tài khoản 622, ta có Sổ chi tiết TK 622 và Sổ cái tài khoản 622 như sau:
Biểu 2.6:
Đơn vị: Công ty cổ phần LICOGI 16.6
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 622-Năm 2009
Công trình: Trạm cấp nước – Thuỷ Điện Bản Chát
Chứng từ
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
SH Ngày Nợ Có
B C D E 1
15 12/5/2009 Phân bổ lương tháng 2-4/2009- Đào Trung Thành-cụm nước số 4 3341 96.713.000