Thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty trong mấy năm gần đây.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội” (Trang 54 - 63)

IV. Thực trạng về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của công ty Dệt 19 5 Hà Nội.

1. Thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty trong mấy năm gần đây.

đây.

a. Sản phẩm vải.

Hiện nay công ty đang sản xuất nhiều loại sản phẩm, trong đó sản phẩm vải bạt chiếm tỷ lệ lớn. Công ty có nhiều mặt hàng truyền thống được khách hàng ưa chuộng nhiều năm nay như loại vải có ký hiệu 0289. Hiện tại công ty có nhiều mẫu mã vải bạt như vải bạt 2, 3, 8, 10 với các khổ rộng khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Có thể nói sản phẩm của công ty khá đa dạng, phong phú đáp ứng theo mọi yêu cầu của người mua hàng.

Bộ phận KCS chung cho toàn công ty có trách nhiệm kiểm tra từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Riêng nguyên liệu mua vào (sợi, bông các loại) được kiểm tra 100%. Sản phẩm cung cấp ra thị trường cũng được tổ KCS kiểm tra 100% trước khi xuất xưởng để đảm bảo uy tín với khách hàng.

Ngoài chức năng kiểm tra của tổ KCS thì trong mỗi tổ, mỗi khâu, mỗi công đoạn của quá trình sản xuất phải tự kiểm tra đầu ra và đầu vào của công đoạn đó, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về người công nhân đứng máy. Tổ KCS thường xuyên phúc tra (Kiểm tra ngẫu nhiên) hàng tháng ở các công đoạn sản xuất.

Ngoài ra, ban quản đốc phân xưởng là bộ phận điều hành tích cực, quản lý đôn đốc công nhân thực hiện tốt nội quy sản xuất, và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ các khâu của quá trình sản xuất, công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, kho tàng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. cho nên sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao hơn, loại phế phẩm giảm dần.

Chất lượng sản phẩm được đánh giá chủ yếu qua công tác phân loại chất lượng, việc đánh giá này thuộc chức năng của phòng KCS. Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra đánh lỗi và phân loại sản phẩm. Theo quy định của công ty, phòng KCS thực hiện kiểm tra ngoại quan, phát hiện 9 dạng lỗi ngoại quan toàn bộ 100% sản phẩm đầu ra. Sau đó sẽ dựa vào tỷ lệ lỗi để phân loại chất lượng sản phẩm:

QTCL 39

+ Loại 2: 0. 8 lỗi/m; + Loại 3: >0. 8 lỗi/m;

Khi không đạt yêu cầu trên sản phẩm đó được đưa vào thứ phẩm và sẽ không được tiêu thụ trên thị trường. Theo dõi tình hình chất lượng sản phẩm của công ty qua bảng sau:

Biểu 4: tình hình chất lượng sản phẩm vải của công ty Đơn vị % Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

KH TH KH TH KH TH

Loại I 91 93 91 94 91 95

Loại II 8 6 8 5 8 4. 5

Loại III 0. 7 0. 7 0. 7 0. 7 0. 7 0. 3 Thứ phẩm 0. 3 0. 3 0. 3 0. 2 0. 3 0. 2

Qua biểu trên ta thấy trong 3 năm qua công ty luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng, năm sau cao hơn năm trước (tỷ lệ sản phẩm loại I tăng).

Trước đây, trong, thời kỳ bao cấp hầu như không tồn tại khái niệm “chất lượng sản phẩm”, chỉ cần sản xuất đủ khối lượng, cung cấp đúng thời gian theo kế hoạch (hoàn thành và vượt mức kế hoạch). Từ khi chuyển sang cơ chế tự hạch toán, do có nhận thức đúng đắn về chất lượng sản phẩm, cùng với với nỗ lực của toàn công ty, có thể nói chất lượng sản phẩm vải đã được nâng lên rõ rệt.

Mặt hàng vải do công ty sản xuất tạo dựng được uy tín và niềm tin về chất lượng cho khách hàng. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục và cải tiến trongthời gian tới.

Tỷ lệ lỗi của vải thành phẩm cũng giảm đáng kể cả về dạng lỗi và mức độ lỗi. Trước đây số mắc phải rất nhiều, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Các dạng lỗi phổ biến của vải thành phẩm Stt Tên dạng lỗi Đơn vị Mức cho

phép Mức thực tế Tỷ lệ mắc lỗi % 1 Ngấn vết Lỗi/m 0,01 0,0115 45

2 Căng trùng sợi dọc Lỗi/m 0,01 0. 011 19

3 Sợi sai chi số Lỗi/m 0,001 0,001 15

4 Vết bẩn Lỗi/m 0,002 0,0022 8

QTCL 39

6 Dệt sai tổ chức Lỗi/m 0,001 0,0012 3

7 Hỏng biên Lỗi/m 0,01 0,0008 3

(Nguồn phòng KCS) Chú thích:

Ngấn vết: Vải đoạn dầy, đoạn thưa, nhìn thấy không rõ gây chênh lệch mật độ ngang.

Căng, trùng sợi dọc: Sức căng sợi dọc không đều, sợi bị căng hoặc trùng lại. Sợi sai chi số: Sợi không đúng chi số theo yêu cầu.

Vết bẩn: Bẩn do dầu mỡ, mồ hôi.

Khâu xấu: Khi đứt sợi dọc phải khâu nhưng khâu xấu không đảm bảo chất lượng.

Dệt sai tổ chức: Sợi dọc và ngang không đan với nhau hoặc đan sợi sai tổ chức. Hỏng biên: Sát biên sợi dọc và sợi ngang không đan với nhau hoặc không đúng tổ chức; hoặc lượn biên.

Ngoài ra còn mắc một số lỗi khác nhưng không phổ biến như đứt sợi dọc, thừa thiếu sợi ngang.

Hiện nay, vải thành phẩm của công ty chỉ còn mắc ba dạng lỗi phổ biến. Theo dõi bảng sau:

Bảng 6: Các dạng lỗi phổ biến của vải thành phẩm hiện nay

Stt Tên dạng lỗi Tỷ lệ %

1 Lỗi ngấn vết 35

2 Lỗi căng, trùng sợi dọc 25

3 Sợi sai chi số 19

4 Một số lỗi khác 3

(Nguồn phòng KCS)

Sở dĩ thu được những kết quả khả quan trên là do bộ phận KCS và các thao tác viên trên dây truyền bám sát chặt chẽ từng công đoạn sản xuất để kiểm tra sai sót trong quá trình dệt theo nguyên tắc đảm bảo ngay từ đầu.

QTCL 39

Bảng 7: Chất lượng vải bạt 3 (0289) – Bạt nhẹ.

Stt Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả

1 Kích thước Dài (cm) 100 100 Rộng (cm) 90 90 2 Mật độ Dọc (sợi/10cm) 210 208 Ngang (sợi/10cm) 700 690 3 Độ bền Dọc (N) 900 850 Ngang (N) 700 690 4 Độ dãn Dọc (%) 0,7 0,7 Ngang (%) 0. 8 0,8 5 Độ phục hồi nếp gấp Dọc (%) 10 11 Ngang (%) 18 20 6 Khối lượng Thực tế (g/m2) 390 310 Quy chuẩn (g/m2) 310 310 7 Chỉ số sợi tách từ vải Dọc nền (Nm) 34 34 Dọc bông (Nm) 34 34 Ngang (Nm) 34 34 8 Sợi dọc (xoắn/m) 460 480

Sợi ngang (xoắn/m) 510 520

9 Độ dày (mm) 0. 7 0. 6

10 Độ bền của sợi 9 8

QTCL 39

Bảng 8: Chất lượng vải bạt 8 (9212) – Bạt vừa

Stt Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả

1 Kích thước Dài (cm) 100 100 Rộng (cm) 90 90 2 Mật độ Dọc (sợi/10cm) 16 16 Ngang (sợi/10cm) 12 12 3 Độ bền Dọc (N) 1100 1212 Ngang (N) 900 913 4 Độ dãn Dọc (%) 2,0 2,1 Ngang (%) 3,0 3,2 5 Độ phục hồi nếp gấp Dọc (%) 3,0 3,1 Ngang (%) 4,0 4,1 6 Khối lượng Thực tế (g/m2) 330 333 Quy chuẩn (g/m2) 330 330 7 Chỉ số sợi tách từ vải Dọc nền (Nm) 14 14 Dọc bông (Nm) 14 14 Ngang (Nm) 14 14 8 Sợi dọc (xoắn/m) 320 326

Sợi ngang (xoắn/m) 340 342

9 Độ dày (mm) 0,1 1. 2

10 Độ bền của sợi 8 9

(Nguồn phòng Kỹ thuật)

Bảng 10: Chất lượng vải bạt 10 (9301B) – Bạt nặng

Stt Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả

1 Kích thước Dài (cm) 100 100 Rộng (cm) 90 91 2 Mật độ Dọc (sợi/10cm) 8 8 Ngang (sợi/10cm) 10 10 3 Độ bền Dọc (N) 1500 1600 Ngang (N) 2000 2100 4 Độ dãn Dọc (%) 0,2 0,18 Ngang (%) 0,1 0,09 5 Độ phục hồi nếp gấp Dọc (%) 5 4,8 Ngang (%) 6 5,3 6 Khối lượng Thực tế (g/m2) 540 540 Quy chuẩn (g/m2) 540 540 7 Chỉ số sợi tách từ vải Dọc nền (Nm) 34 34 Dọc bông (Nm) 34 34 Ngang (Nm) 34 34 8 Sợi dọc (xoắn/m) 500 500

Sợi ngang (xoắn/m) 520 520

9 Độ dày (mm) 12 12

10 Độ bền của sợi 8 9

QTCL 39

c. Sản phẩm sợi.

Phân xưởng Sợi mới được thành lập và đi vào hoạt động ngày 31/1/1998, khối lượng sản xuất ít (chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu nội bộ)

Sản phẩm sợi của công ty tuy khối lượng nhỏ nhưng nó rất quan trọng. Nó là cơ sở để công ty tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để nâng cao khối lượng sợi sản xuất. Nhu cầu thị trường với nhiều loại sợi khác nhau, hiện nay công ty mới chỉ sản xuất được sợi Cotton mà chưa sản xuất được sợi Pêcô.

Thực tế chất lượng sản phẩm sợi do công ty sản xuất đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nhưng nhu cầu khách hàng về sợi Cotton ngày càng giảm do sợi Pêcô có nhiều tính năng tốt hơn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. Từ nhìn nhận về sự thay đổi của nhu cầu thị trường và cũng để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần hoàn chỉnh dây truyền kéo sợi để đưa vào hoạt động.

Chất lượng sợi được đanh gía qua nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật. Công việc này phần lớn là của phòng thí nghiệm. Khi một lô sợ được hoàn thành phải được kiểm tra các tiêu chuẩn như : Kiểm tra về chi số sợi, kiểm tra về độ bền, kiểm tra độ soăn, kết tạp. . . chất lượng sợi cũng được phân loại, sợi chỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi đạt 99% loại I, 1% loại II. Như vậy sản phẩm có chất lượng cao. Để đạt yêu cầu này công ty thực hiện chế độ ba kiểm:

- Công nhân sản xuất tự kiểm tra trước khi nhập sản phẩm cho phân xưởng. - Phân xưởng sợi tự kiểm tra quả sợi, kiểm tra việc đóng gói.

- KCS của phân xưởng hoàn thành kiểm tra sác xuất 10% số sợi của phân xưởng trước khi nhập kho.

Nhờ sự quản lý chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm sợi trong mấy năm qua luôn được đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.

QTCL 39

Bảng10: Bảng đánh giá chất lượng thực tế sợi chải kỹ Ne 60

Stt Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả

1 Độ nhỏ Độ nhỏ thực tế (Ne) 59,92

Độ nhỏ quy chuẩn (Ne) 54,38

Sai lệch độ nhỏ (%) +/-0,25 0,7 2 Biến thiên khối lượng U% 15,5 15,92 3 Chỉ số PI Điểm mỏng/1000m 135,0 119,0 Điểm dày/1000m 620,0 964,0 Kết/1000m 850,0 911,0 4 Độ sù lông Độ sù lông (H) 7,5 8,75 5 Độ bền kéo đứt sợi đơn Độ bền trung bình (cN) 296,0 294,0 Cy độ bền (%) 7,0 7,83

Độ bền tương đối (cN/tex) 15,0 15,85

Độ dãn đứt (%) 6,4 6,58

6 Độ săn Trung bình (X/m) 800 823,0

Cy độ săn (5%) 3,5 4,39

7 Độ ẩm % 7,0 8,0

(Nguồn phòng kỹ thuật)

Tuy nhiên hiện nay khối lượng không đáng kể, vậy nên sắp tới công ty có định hướng mở rộng thêm quy mô sản xuất của phân xưởng Sợi để tiến tới đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sản xuất nội bộ của công ty.

Mặc dù chất lượng sản phẩm của công ty trong mấy năm gần đây có được cải thiện. Nhưng công tác quản lý chất lượng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra sản phẩm đầu ra, đánh giá phân loại sản phẩm. Khi những sản phẩm đã được hoàn thành nếu không đạt chất lượng phải tốn chi phí cho việc sửa chữa loại bỏ sản phẩm hỏng. Công tác kiểm tra chỉ cho phép loại bỏ sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt chất lượng, không những không giảm mà còn làm tăng chi phí do loại bỏ sản phẩm hỏng. Để khắc phục được nhược điểm này công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, ngay từ khâu thiết kế sản phẩm. Trong xu thế cạnh tranh ngày nay, để đứng vững trên thương trường, một mặt công ty cần phải đảm bảo sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, mặt khác phải luôn cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cải tiến chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khó khăn và phức tạp đòi hỏi công ty phải có khả năng nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng thiết kế sản phẩm, khả năng về nguồn lực. Nhưng chỉ có cải tiến chất lượng mới tránh khỏi sự tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. Quản lý chất lượng toàn diện TQM là một dụng pháp quản lý có thể tạo cơ sở tiền đề để thực hiện yêu cầu này. như vậy việc duy trì

QTCL 39

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 đông thời nghiên cứu áp dụng TQM trong công ty là một yêu cầu tất yếu.

2. Thực trạng về quản lý chất lượng của công ty.

a. Mục tiêu phương hướng về quản lý chất lượng.

Ngày nay chất lượng đã trở thành chìa khoá của sự cạnh tranh. Cạnh tranh về chất lượng là một cuộc cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm chất lượng kém tất yếu sẽ bị thị trường đào thải. Chính vì lý do đó công ty Dệt 19. 5 Hà Nội luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng,và không ngừng đổi mới công tác quản lý này.

Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chẩn quốc tế ISO 9002:1994. Dự án này được triển khai từ năm 1999. Đến tháng 6/ 2000 được tổ chức QMS của úc cấp chứng chỉ. Nhờ áp dụng hệ thống quản lý này, mọi hoạt động của công ty đều được kiểm soát một cách chặt chẽ,chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng “chất lượng sản phẩm luôn ở trạng thái động, khi yêu cầu khách hàng thay đổi thì chất lượng sản phẩm cũng phải cải tiến cho phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu”, vì vậy công tác quản lý chất lượng phải luôn được cải tiến, đổi mới. Nhận thức được điều đó ban lãnh đạo công ty đang có kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Hiện nay công ty đã gửi đề cương báo cáo với sở Công Nghiệp và chi cục Tiêu Chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thành Phố Hà Nội. Khi dự án này được duyệt công ty sẽ bắt tay vào triển khai hệ thống quản lý chất lượng này. Mục tiêu của công ty là xây dượng một hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, không ngừng đổi mới công tác quản lý chất lượng, nâng cao hiệu qủa hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đó cũng là mục tiêu có tính chất chiến lược mà công ty đề ra trong ngắn hạn cũng như dài hạn để đảm bảo sự phát triển vững chắc.

b. Chính sách chất lượng.

Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, phải có mục tiêu và các chính sách cụ thể. Công ty khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002:1994 đã đề ra chính sách chất lượng:

Công ty Dệt 19. 5 Hà Nội cam kết:

+ Cung cấp sản phẩm thoả mãn yêu cầu khách hàng.

+ Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế.

QTCL 39

Chính sách này được cán bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ cônng nhân viên trong công ty nhất trí thông qua.

Công ty đã đặt ra phương trâm rằng “mỗi người vừa là khách hàng vừa là chủ hàng của đồng nghiệp mình”chính vì lẽ đó mà trong từng công đoạn chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.

Để thực hiện chính sách trên công ty có nhiều biện pháp như:

- Tạo mọi cơ hội đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm công ty luôn mở lớp đào tạo cho cán bộ công nhân viên và gửi người đi học ở bên ngoài. Qua mỗi khoá học ngắn hạn hay dài hạn công ty đều đánh giá kết quả đào tạo, xem xét chất lượng đào tạo. Quy trình đào tạo được thực hiện theo sơ đồ sau

Sơ đồ 2:Sơ đồ quy trình đào tạo của công ty

Nhu cầu sử dụng LĐ và kỹ năng LĐ

Xác định nhu cầu ĐT

Xem xét và tổng hợp

Lập kế hoạch ĐT

Phê duyệt kế hoạch ĐT

Tổ chức thực hiện ĐT Gửi đi ĐT

ĐT tại công ty

Chuẩn bị nội dung ĐT

Thực hiện ĐT

Ký hợp đồng ĐT

Theo dõi đánh giá kết quả ĐT Lưu hồ sơ ĐT

QTCL 39

- Xây dựng lề lối làm việc tác phong công nghiệp trong công ty, từ phòng bảo vệ đến công nhân trong phân xưởng đều phải làm việc đúng giờ giấc, mọi nơi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó công nhân có ý thức, hình thành thói quen làm việc theo đúng quy định, nhờ đó chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

- Thường xuyên duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002. Mọi hoạt động trong công ty đều được thực hiện theo những quy trình đã được văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội” (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w