Lợi nhuận sau thuế (21-22) 35.692 51.773 85

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH (Trang 28 - 29)

Ghi chú: Nguồn: Báo cáo Hoạt động Kinh doanh 2003 và 2004; Báo cáo Kiểm toán 2005

Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2005 (83,7 tỷ) tăng nhiều so với năm 2004 (56,8 tỷ) là do thay đổi cách hạch toán theo quy định.

9.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005a. Những nhân tố chung a. Những nhân tố chung

* Thuận lợi

Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8,4%, kinh tế Việt Nam trong năm 2005 đã phát triển nhanh nhất trong vòng 10 năm qua góp phần tích cực vào hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng 25% ước tính lên tới 5,8 tỷ USD. Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đạt 10,6% so với năm 2004 (chiếm 50% GDP); Giá trị xuất khẩu đạt 32,23 tỷ USD, tăng 21,6%; giá trị nhập khẩu đạt 36,88 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2004; Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%; khu vực dịch vụ tăng 8,5%, trong đó đáng lưu ý lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 9,4%.

Việt Nam đã giảm nghèo được một nửa số người nghèo trong thập kỷ qua và tăng gấp hai lần thu nhập bình quân đầu người. Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành bảo hiểm, trong đó có Bảo Minh, tăng trưởng. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước tăng trưởng trên 15%, đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới xuất hiện làm cho thị trường thêm sôi động. Việc nhà nước ban hành một loạt các văn bản liên quan đến bảo hiểm trong thời gian qua đã dần dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho ngành dịch vụ tài chính quan trọng này.

Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều củng cố các nghiệp vụ truyền thống, mở thêm nhiều loại hình nghiệp vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được cải thiện rõ rệt.

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đương đầu với những khó khăn lớn như nạn dịch cúm gia cầm, hạn hán thiên tai nghiêm trọng, … Tình hình chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thị trường xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh bị thu hẹp.

Trong năm qua, mặc dù nguồn vốn ODA tăng cao, nhưng việc giải ngân của nguồn vốn này còn chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ của nhiều công trình, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của ngành bảo hiểm. Thêm vào đó, môi trường đầu tư Việt Nam thời gian qua được đánh giá là thông thoáng hơn nhưng chưa thực sự ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội chưa cao.

Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy tăng trưởng, nhưng lại không đồng đều, tăng mạnh ở nghiệp vụ bảo hiểm như ôtô, xe máy, tai nạn con người, … Phí các nghiệp vụ có tái bảo hiểm nhìn chung có xu hướng giảm phí do cạnh tranh trong và ngoài nước.

Tất cả những yếu tố này ít nhiều tác động trực tiếp lên hoạt động của ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, trong đó có Bảo Minh.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)