Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 54)

Để giải quyết triệt để những mặt tồn tại trước mắt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn cần phải khắc phục một số vấn đề sau :

1 . Về công tác nguồn vốn cần phải đa dạng hóa thêm các hình thức huy động loại vốn có thời hạn dài (trên 12 tháng) nếu cần có thể thực hiện theo hướng dẫn của NHNNVN theo CV số 320/ CV-NHNH 14 ngày 16/4//1999 "Ngoài các hình thức huy động thông thường trường hợp cần thiết huy động vốn cho chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn trong từng thời kỳ, các ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất tối đa không quá 1%/năm " có như vậy mới đáp ứng được vốn vay cho trung, dài hạn cho nông dân xóa bỏ được bất hợp lý giữa cơ cấu vốn và sử dụng nguồn .

2 . Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất nông trại, cho vay vườn cây ăn quả thông qua việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế theo vùng, lãnh

thổ, địa phương. Cụ thể ở Kinh Môn có thể tập trung phát triển cây vải, đầu tư thí điểm phát triển một số vườn vải có quy mô lớn .

3 . Tuy Kinh Môn là một huyện đồng bằng đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, nhưng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất có thể hình thành được kinh tế trang trại, nông trại, gắn liền với việc phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định 03/2000/NQ.

4 . Đầu tư mở rộng ngành nghề khôi phục lại cho vay ngành nghề thủ công mỹ nghệ, bao đay xuất khẩu ... nhằm thu hút lao động trong nông thôn .

5 . Tích cực đào tạo và đào tạo cán bộ lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhất là cán bộ tín dụng mục tiêu phải được 100 % cán bộ tín dụng là trình độ đại học .

6 . Tích cực tuyên truyền, tiếp thị quán triệt phương châm xã hội hóa công tác tín dụng ngân hàng sâu rộng trong các tầng lớp dân cư để nông dân biết, nông dân làm, nông dân bàn, nông dân kiểm tra một cách dân chủ, thực sự đúng pháp luật tạo cơ hội cho họ mở rộng việc tiếp cận với ngân hàng một cách thuận lợi và nhanh nhất . Vì cho vay kinh tế nông thôn rất đa dạng, phức tạp và rất nhạy cảm với xã hội .

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 54)