.Những kết quả và tồn tại trong cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 35)

nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn:

3.1. Những mặt được :

- Trong công tác huy động vốn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã tập trung huy động để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhất trong điều kiện vô cùng khó khăn để nhằm đáp ứng được nhu cầu về từng loại vốn vay của khách hàng nhất là hộ nông dân.

Trong điều kiện khó khăn chung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã cố gẵng tự tạo nguồn địa phương thậm chí có thời kỳ huy động dư ra phải điều đi Ngân hàng khác chứ không trông chờ vào nguồn Ngân hàng tỉnh mà Ngân hàng xác định nguồn Ngân hàng tỉnh chỉ là hỗ trợ. Có như vậy Ngân hàng mới chủ động về vốn trong kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất của nông dân . Dù sao thì so với yêu cầu vốn của bước đầu một Ngân hàng huyện mới tách mà đạt được kết quả đó là điều rất khích lệ .

- Trong công tác đầu tư mà chủ yếu là cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất (chiếm trên 90 % doanh số cho vay) doanh số và số lượt hộ được vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn tăng lên không ngừng.

Kể từ khi cho vay hộ sản xuất Ngân hàng đã thực hiện cho vay trực tiếp theo đúng tinh thần chỉ thị 202/CT, Nghị định 14/CP và quyết định số 67/1999/QĐ - TTg và khoán doanh số, số hộ, và tỷ lệ nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng đã đem lại hiệu quả cao. Do đó dẫn đến các năm từ 1998 đến nay dư nợ đã tăng trưởng dần, tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp. Qua đó ta thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn cao mà chủ yếu là tín dụng trực tiếp đến hộ sản xuất không những đáp ứng được vốn cho nông dân kịp thời sản xuất, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn

Thông qua hoạt động cho vay hộ sản xuất có hiệu quả trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn không những giữ được khách hàng truyền thống khách hàng uy tín mà còn ngày một tăng trưởng lượng khách hàng mới, làm cho quy mô đối tượng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn ngày càng rộng.

Cũng thông qua đó mà đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng được trang bị thêm nhiều kiến thức thực tế trong giao dịch tiếp cận với khách hàng, nâng cao được trình độ xã hội giao tiếp cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tăng thu nhập góp phần làm cho Ngân hàng đứng vững trên thương trường .

Có vốn đầu tư của Ngân hàng nông dân có điều kiện giỏi nghề gì làm nghề ấy, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, công tác tín dụng hộ sản xuất đạt được những kếta quả nêu trên góp phần nâng cao trình độ quản lý, trình độ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật, từ chỗ sản phẩm nông nghiệp thuần túy được chuyển đổi dần thành sản phẩm hàng hóa nông phẩm cóa giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập đời sống của nông dân được nâng cao, có điều kiện cho con cái ăn học, nâng cao trình độ dân trí.

Tạo điều kiện và kích thíchhộ sản xuất làm giàu chính đáng, phấn khởi và sáng tạo trong sản xuất, tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, vay trả sòng phẳng, tạo lập được chữ tín trong quan hệ với Ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Qua đây để khẳng định lại 1 lần nữa về vai trò quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sự phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn .

- Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong những năm qua giữa bối cảnh kinh tế tăng trưởng bị giảm sút có nhiều khó khăn cả bên trong và bên ngoài . Nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đạt được kết quả trên trước hết phải nói đến là nhờ có được chủ trương định hướng (chính sách vĩ mô) đúng đắn, phù hợp của Đảng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, chính sách xóa đói giảm nghèo kinh tế nông nghiệp nông thôn chính sách lãi suất cơ bản có cộng biên độ, bảo hiểm tiền gửi. cùng với chính sách vĩ mô của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, cùng với sự nhận thức đúng đắn và và ý thức chấp hành nghiêm túc trong cho vay hộ sản xuất.

Do nhận định của tỉnh, của huyện về địa lý, vị trí và trình độ phát triển kinh tế của địa phương nên ở Hải Dương nói chung, Kinh Môn nói riêng, cho lên chiến lược thị trường là phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đầu tư sản xuất nông nghiệp, nông thôn, trong bối cảnh từ nhiều năm trước đây chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, coi kinh tế ngoài quốc donh, kinh tế hộ sản xuất là mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa thì việc mở ra hướng tập trung cho vay hộ sản xuất được quán triệt sâu sắc và thống nhất từ trên xuống là nguyên nhân cơ bản cho thắng lợi này .

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã áp dụng nhiều biện pháp chiến lược khách hàng và đổi mới hoạt động của ngân hàng nhất là sau khi triển khai quyết định 67của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 30/3 /1999 về một số chính sách Ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Nắm bắt được đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHNo&PTNT.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã tích cực tuyên truyền rộng rãi chính sách đến người dân, phối hợp với các cấp ngành trong huyện, đặc biệt là hội nông dân, hội phụ nữ, trong việc triển khai thực hiện.

- Những chính sách mở đường của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như QĐ 67. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đồng bộ mở rộng cho vay theo tổ nhóm theo QĐ 180 của Hội đồng quản trị - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã ký các văn bản phối hợp với các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Cựu chiến binh...

Tổ chức triển khai tuyên truyền đến cấp xã bằng cách họp đến tổ nông dân, các chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ, phân công các cán bộ tín dụng phụ trách có trách nhiệm tuyên truyền chính sách cho bà con để bà con hiểu rõ chủ trương và phương hướng tiếp cận với vón Ngân hàng. Trong các buổi họp của dân Ngân hàng đã lắng nghe và giải thích cặn kẽ các câu hỏi của bà con, đồng thời phổ biến các thủ tục cần thiết và đặc biệt là tầm quan trọng và sự cần thiết thành lập tổ vay vốn giúp bà con hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình .

- Về cơ chế tín dụng : đã xem xét cụ thể, bước đầu đã đưa ra được những phương thức cho vay thích hợp, giảm bớt phiền hà, cung cấp vốn kịp thời cho hộ nông dân. Trong quá trình thực hiện cũng đã nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn. Như Nghị định 178/1999/NQ - CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức kinh tế, thông tư số 06/2000/TT - NHNN 1 ngày 14/4/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 đã tạo hành lang pháp lý khá rộng cho tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn. Nhưng điều cốt lõi là tổ chức tín dụng đã tự quyết định và tự chịu quyết định của mình do đó tổ chức tín dụng buộc phải thận trọng trong mọi hoạt động của mình.

- Rút kinh nghiệm trong hoạt động của công tác thu hồi công nợ trong giai đoạn trước đây; công tác tín dụng hộ sản xuất đã chú ý đến việc phối hợp , tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của Đảng uỷ , chính quyền đoàn thể các cấp , tạo điều kiện cho Ngân

hàng tiếp cận với hộ nông dân được thuận lợi kể cả trước và sau khi cho vay , nhất là những trường hợp rủi ro về phía Ngân hàng sẽ có cơ sở để giải quyết .

- Công tác cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp cũng có những đổi mới :Đã chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ , có năng lực . Động viên tinh thần , kết hợp với biện pháp kích thích bằng lợi ích vật chất kịp thời cho cán bộ tín dụng dựa theo những tiêu thức đã khoán , tạo khí thế hăng say trong công việc , trong toàn thể cán bộ nhân viên .

- Đổi mới công nghệ Ngân hàng đa dạng hoá các dạng sản phẩm , công tác marketing Ngân hàng gần đây cũng phát triển ...tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng , giữ được khách hàng truyền thống , khách hàng uy tín, khách hàng lớn đồng thời phát triển tăng thêm những khách hàng mới . Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đạt được những kết quả trong kinh doanh Ngân hàng góp phần thắng lợi vào sự nghiệp chung của toàn ngành và sự nghiệp phát triển của đất nước . Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.

- Luật Ngân hàng ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng hoạt động : đối tượng , quy mô được mở rộng .

3.2- Những mặt tồn tại :

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nói trên còn một số những tồn tại sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w