NHỮNG CHÍNH SÁCH KNH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TẠO TỀN ĐỀ CHO KNH TẾ HỘ NÔNG DÂN PHÁT TRỂN :

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 40 - 44)

1. Chính sách ruộng đất :

Quan hệ sở hữu nói chung và trong nông nghiệp nói riêng kể cả về lý luận và thực tiến là một trong những vấn đề then chốt cơ bản và phức tạp nhất . Yêu cầu quan trọng của việc đổi mới trong kinh tế nông nghiệp trước tiên phải đổi mới quan hệ sở hữu, đặc biệt là

quan hệ sở hữu ruộng đất, đây là một "khâu đột phá" chủ yếu và có tính chất quyết định, là vấn đề cốt lõi trong đời sống kinh tế ở nông thôn, nó là điều kiện và phương tiện của sản xuất nông nghiệp .

Thực hiện khoán 10, quan hệ về ruộng đất ở nông thôn đã được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, quyền sử dụng lâu dài ruộng dất của người nông dân được thừa nhận (đó chính là động lực chủ yếu để tạo ra những thay đổi rất có ý nghĩa trên lĩnh vực tín dụng ngân hàng ở nông thôn). Luất đất đai Việt Nam khẳng định : Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của luật.

Ở Kinh Môn việc giao ruộng đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài (20 năm) đã làm sống động sản xuất nông nghiệp. Việc xác định quyền chi phối kết quả lao động của mình trên đất đai đó, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng đất đai tạo ra một sinh khí mới làm thay đổi tâm lý, suy nghĩ của người nông dân. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở quyền sử dụng đất mà vấn đề còn sâu sắc hơn địa vị của người nông dân đối với ruộng đất . Cần phải tạo điều kiện để người nông dân trở thành người chủ thực sự trong nông thôn, chỉ như vậy mới có thể chuyển nông thôn qua sản xuất hàng hóa nông phẩm hướng tới thị trường. Hợp pháp hóa quyền sử dụng, quyền thừa kế đất đai sẽ tạo điều kiện để nông dân yên tâm bỏ vốn, công sức, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Còn việc hợp pháp quyền chuyển nhượng ruộng đất sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ, tập trung ruộng đất, lao động hình thành cơ cấu kinh tế mới, nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp .

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, cần triển khai dứt điểm. Đây cũng là một khó khăn cho việc quan hệ vay vốn của nông dân đối với ngân hàng. Hiện nay UBND tỉnh chưa cấp đủ sổ đỏ về quyền sử dụng đất thổ cư cho dân, khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay thế chấp tài sản (bất động sản) đối với những hộ vay trên 10 triệu đồng.

Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai chính sách thuế nông nghiệp cho khoa học phù hợp với điều kiện của nông thôn, khuyến khích phát triển sản xuất tăng nguồn thu cho ngân sách nhưng cũng phải nên cải tiến hệ thống thuế hiện nay ở nông thôn, chỉ nên thu thuế sử dụng đất và chất lượng đất. Thuế đối với nông dân nên thu một năm hai kỳ bằng tiền, xóa bỏ thu thuế bằng hiện vật. Nhà nước điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng mức thuế theo hướng mở rộng vùng chuyên canh theo định hướng của Nhà nước, nhằm phát triển tổng hợp, toàn diện trong nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, khuyến khích nông dân đầu tư phát triển các loại sản phẩm có giá trị cao cho tiêu dùng và xuất khẩu, khai thác giải phóng những tiềm năng sẵn có của từng địa phương để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước .

3 . Chính sách hỗ trợ ban đầu của Nhà nước :

Kinh tế huyện Kinh Môn chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập từ cây lúa hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng sản phẩm trong huyện. Do đó việc đầu tư vốn cho khu vực này cũng phải được quan tâm đúng mức .

Để đảm bảo thỏa mãn vốn cho nền kinh tế nông nghiệp đang phát triển trong tỉnh, các chủ thể trong huyện, đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp cần phải huy động tối đa tiềm năng có thể của Nhà nước, của nhân dân đồng thời đẩy mạnh phương thức Nhà nước, nhân dân cùng làm. Hiện nay thu nhập của nhân dân còn thấp nhưng có chính sách rõ ràng, hợp lý thì vẫn có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng theo nghị quyết số 03/ CP thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn .

Kinh Môn là một huyện vùng địa lý phức tạp, trước đây sản xuất 2 vụ còn khó khăn, nhờ hệ thống thủy lợi của Nhà nước đầu tư trong những năm qua tạo điều kiện cho sản xuất tăng 3 vụ. Để khai thác triệt để mạng lưới thủy lợi vào sản xuất cần tăng cường đầu tư vốn trung và dài hạn cho khâu thủy lợi nội đồng để đảm bảo tưới tiêu kịp thời sẽ góp phần bội thu cho các mùa vụ trong huyện .

Kinh tế nông nghiệp huyện Kinh Môn phát triển được hay không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Vì vậy cần phải tận dụng triệt để những điểm mạnh từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn này giúp cho địa phương xây dựng hệ thống thủy lợi công trình thủy nông kênh mương nội đồng, nhập vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, cung cấp kỹ thuật hiện đại, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Có như vậy thì nông thôn huyện Kinh Môn mới ngày càng phát triển tốt hơn .

4 . Chính sách phát triển ở thị trường nông thôn :

Kinh Môn là một huyện giáp danh với 2 tỉnh : Quảng Ninh và Hải Phòng có khả năng tiếp cận thị trường giao lưu hàng hóa với các tỉnh bạn. Sản xuất lương thực của huyện hàng năm ngoài việc cung cấp tiêu dùng trong địa bàn huyện còn bán đổi cho các tỉnh bạn . Trong những năm tới khả năng sản xuất lúa gạo và các mặt hàng nông sản thực phẩm khác sẽ tăng cao hơn nhiều. Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, Nhà nước cần có những chính sách vĩ mô về thị trường nông thôn, về những chi phí đầu vào và thị trường đầu ra như giá cả, chính sách thu mua các cơ sở chế biến ... tránh tình trạng dân làm ra không có nơi tiêu thụ .

Nói đến sản xuất hàng hóa phải nói đến thị trường tiêu thụ, việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, xu hướng biến động trong nước với việc tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng. Do đó trong vai trò quản lý vĩ mô Nhà nước cần quan tâm giải quyết vấn đề này. Với việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ và dịch vụ. Nhà nước cần có chính sách đảm bảo cho thị trường lao động và thị trường tài chính tiền tệ trong nông thôn có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng .

5 . Chính sách bảo hiểm mùa màng và bao tiêu nông phẩm :

Từ nền kinh tế kế hoạch hóa chuyển sang cơ chế thị trường, giá bán vật tư và giá mua nông sản được hình thành theo nguyên tắc thỏa thuận, căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị trường . Nhất là từ khi hộ sản xuất được tự chủ sản xuất thì việc sản xuất hầu như do từng hộ lo liệu . Nhưng do trình độ của nông dân còn thấp và bỡ ngỡ với cơ chế mới.

Sản xuất canh tác dựa vào kinh nghiệm dân gian với những kỹ thuật canh tác lạc hậu, giống cây trồng vật nuôi được cải tạo nhưng chưa nhiều vì vậy năng suất lao động chưa cao .

Muốn tạo ra hiệu quả cao hơn thì phải thay đổi tập quán canh tác bằng những biện pháp: Nâng cao trình độ cho người nông dân, tăng cường hoạt động của các tổ chức khuyến nông và đặc biệt là công tác bảo hiểm mùa màng cho nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào thiên nhiên thường gặp nhiều rủi ro (do thiên tai gây ra). Nhà nước cần giành một phần ngân sách để tổ chức công tác bảo hiểm mùa màng cho nông dân, thông qua các tổ chức bảo hiểm. Nhưng muốn làmg được như thế thì các tổ chức bảo hiểm phải được thành lập và tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước (có thể trực thuộc Công ty bảo hiểm hoặc phòng nông nghiệp, cũng có thể hoạt động độc lập). Đội ngũ cán bộ hoạt động phải có chuyên môn, có năng lực về nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc và nhạy bén xử lý các tình huống xẩy ra. Về lâu dài các tổ chức bảo hiểm mùa màng có thể chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, Nhà nước cấp vốn pháp định ban đầu .

Theo kinh nghiệm một số nước trên Thế giới thì nếu công tác bảo hiểm tổ chức và thực hiện tốt sẽ thu được kết quả cao cho người bảo hiểm và được bảo hiểm. Ở Việt Nam nếu làm tốt công tác bảo hiểm mùa màng thì sẽ tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Nông dân an tâm bỏ vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nhưng Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ giá sản xuất cho người nông dân bằng biện pháp trợ giá cả đầu vào và đầu ra. Đầu vào nên giảm giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, đầu ra phải có chính sách thu mua tạo qũy quay vòng sản xuất, giá cả thu mua phải đảm bảo cho người sản xuất có lãi. Khi sản phẩm làm ra Nhà nước cần điều hòa lượng mua qua các Công ty quốc doanh, Cục dự trữ quốc gia, có thể áp dụng hình thức bao tiêu nông sản phẩm, nhằm không cho tư thương ép giá, đảm bảo quyền lợi người sản xuất .

III . NHỮNG GIẢI PHÁP LỚN NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN KINH MÔN :

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤTỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 40 - 44)