Về phía nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông” ppsx (Trang 57 - 62)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

3.1/Về phía nhà nước Việt Nam:

CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP

3.1/Về phía nhà nước Việt Nam:

- Nhà nước và nhân dân cần hiểu đúng về xuất khẩu lao động, những lợi ích cũng như thiệt hại xuất khẩu lao động đem lại. Hiểu đúng thể hiện ở chỗ hành động phải đúng với tư duy, nhận thức, phù hợp với tình hinh thực tế. Đây là quá trình lâu dài và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên cần thay đổi trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp địa phương đặc biệt là cán bộ quản lý chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc cán bộ làm công tác quản lý lao động. Muốn vậy, cơ quan quản lý cấp nhà nước về xuất khẩu lao động cần tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về xuất khẩu lao động. Sau đó chính những cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức về xuất khẩu lao động cho nhân dân địa phương mình. Phương hướng thực hiện do Bộ Lao Động Thương Binh

Xã Hội hợp tác với nước ngoài chỉ đạo còn biện pháp cụ thể thì do cán bộ địa phương tự quyết cho phù hợp với tình hình của địa phương mình. Trong quá trình thực hiện để đạt được kết quả tốt đẹp cần thiết lập một kênh thông tin hai chiều giữa Bộ Lao Động với thị trường Trung Đông và các địa phương. Mục đích của kênh thông tin này là nhằm thông báo chính xác tình hinh xuất khẩu lao động và một số vấn đề khác có liên quan của địa phương cho bộ biết, đồng thời thông qua đó các địa phương có thể có được những thông tin cập nhật nhất về thị trường Trung Đông

-Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về thị trường Trung Đông và cung cấp miễn phí, công khai để những người dân nào muốn được xuất khẩu lao động sang nơi đây và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động muốn đầu từ vào thị trường này có thể dễ dàng tiếp nhận

- Đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực này_Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần phố hợp chặc chẽ với bộ ngoại giao, đại sức quán Trung Đông ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại Trung Đông để luôn có những tin tức cập nhật về thị trường lao động ở nơi đây. Thông tin thị trường lao động Trung Đông bao gồm các thông tin về cung, cầu lao động chung trên thị trường và với riêng từng khu vực, ngành nghề,giá trị sức lao động với nhân công ở đây, các chế độ ưu đãi, quyền lợi của người lao động, điều kiện làm việc, loại công việc và yêu cầu cảu công việc với người lao động, số lượng lao động của các nước tại thị trường Trung Đông, quan điểm và pháp luật của nơi đây và đặc biệt là về văn hóa đạo Hồi của họ. Ngoài ra, còn một số thông tin về tình hình kinh tế, chính trị , đặc biệt là chiến tranh vì nơi đây thường xảy ra các trận bạo động. Yêu cầu đối với thông tin là phải thương đối chính xác, kịp thời, khá đầy đủ, phải được thực hiện xây dựng một cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp theo, ví dụ biết được hiện tại ở Trung Đông đang có chiến sự ở Lebanon thì nước ta không nên cho lao động xuất khẩu sang nơi đây và sơ tán dần những người dân đang lao động ở đó.

+ Muốn xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động Trung Đông thì trước tiên Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cụ thể là cục quản lý lao động ngoài nước nên có một tờ báo riêng làm cơ quan phát ngôn của mình vì website thì chỉ có những người dân có điều kiện mới có thể tiếp nhận được còn người dân ở nông thôn và miện núi thì rất khó mà hầu hết người lao động đi xuất khẩu sang Trung Đông là người nông thôn và miền núi. Trong tờ báo đó sẽ cho đăng tải tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy mới nhất về xuất khẩu lao động , tình hình ở Trung Đông cũng như tình hình thực hiện xuất khẩu lao động trên cả nước và các tỉnh. Nếu chưa có điều kiện để phát hành tờ báo riêng cho

mình về lĩnh vực xuất khẩu lao động thị Bộ lao động có thể cho xuất bản các chuyên đề về xuất khẩu lao động thường kỳ theo một thời gian ấn định ( theo tháng hoặc theo quý ).Sau đó, xa hơn nữa Bộ có thể chỉ đạo thành lập các trung tâm hỗ trợ thông tin chuyên về thị trường Trung Đông phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người dân có như cầu đi xuất khẩu sang đây.

+ Công tác cung cấp thông tin thị trường Trung Đông rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng. Công tác này cần được thực hiện ngay và phải tiến hành thường xuyên.

 Các giải pháp trên nhằm thay đổi nhận thức về xuất khẩu lao động.

- Nhà nước nên nghiên cứu có phương án xây dựng thí điểm sự hoạt động của một vài trung tâm chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phân tích thông tin. Sau đó, dưới sức ép của cầu trong lĩnh vực này cùng với sự chỉ đạo của nhà nước thì các trung tâm dạng này sẽ tự phát triển.

 Đây là giải pháp nhằm nghiên cứu về thị trường Trung Đông, đây là khâu quan trọng, nhằm mục đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trường này

- Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này để tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trên.

Sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng là điều kiện tiền đề để hoạt động này đạt kết quả tốt hơn. Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần tổ chức theo định kỳ các buổi báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động của các địa phương trong cả nước, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các hội nghị tổng kết đánh giá tình hình xuất khẩu lao động chung, đánh giá vai trò , điểm mạnh, điểm yếu của từng địa phương, các doanh nghiệp trong xuất khẩu lao động ở các thị trường nói chung và Trung Đông nói riêng. Bên cạnh đó, Bộ cần thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo thực hiện xuất khẩu lao động tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực này cũng như lắng nghe ý kiến phản hồi từ các phía ,các doanh nghiệp, các địa phương để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, kịp thời.

 Mục tiều của biện pháp này là để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng cường quản lý nhà nước trong xuất khẩu lao động. Các rủi ro trong xuất khẩu lao động sẽ giảm xuống do có sự ràng buộc giữa các bên .

- Về cơ chế tài chính, nhà nước cần có biện pháp để giảm chi phí xuất khẩu sang Trung Đông cho người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động như sau:

+ Cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, có chính sách ưu đãi về thuế, nghiên cứu khả năng miễn thuế thu nhập các nhân cho người lao động còn ít lương.

+ Có chính sách cho người lao động nghèo vay vốn

+ Nghiên cứu thành lập quỹ tiên cho người lao động đi xuất khẩu lao động vay vốn mà thế chấp ít, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản. Để làm được việc này Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần có sự phối hợp với bộ tài chính nghiên cứu khả năng tài chính cho các phương án trên. Nếu thấy khả thi thì lập tức báo cáo để chính phủ phê duyệt. Bộ cũng nên xây dựng các phương án kêu gọi sự đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng trong lĩnh vực này. - Nhà nước cần ủng hộ việc các doanh nghiệp thành lập hiệp hội xuất khẩu

lao động sang Trung Đông bằng các cách sau :

+ Nhà nước cần có văn bản pháp quy công nhận sự tồn tại của hiệp hội này. Sau đó nó nên được thành lập nay dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội mà đại diện là cục quản lý lao động ngoài nước. Bản thân hiệp hội cũng phải xây dựng quy chế hoạt động riêng cho tổ chức của mình nhưng không được trái pháp luật.

+ Trong quá trình hoạt động thì hiệp hội cũng cần có sự ưu tiên của nhà nước để dần phát huy vai tro của minh. Chính phủ nên lắng nghe những bức xúc, phản hồi từ phía hiệp hội.

- Hiện nay chưa có bộ luật nào về xuất khẩu lao động . Vì thế, nhà nước cần xây dựng và ban hành ngay luật về xuất khẩu lao động trong đó quy định rõ các chế tài khen thưởng, xử phạt với các bên vi phạm, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia xuất khẩu lao động. Trong quá trình xây luật nên tham khảo ý kiến từ phía bộ chủ quan các địa phương và được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách về luật, nhà nước cũng cần chú ý lượng hóa tình hình và dự báo các biến động có thể xảy ra để luật không phải sử đổi liên tục khi đi vào thực tế. Sau khi xây dựng luật xong, công tác ban hành luật cũng cần được coi trọng vì nếu thực hiện không đúng có thể đánh mất ý nghĩa của việc xây dựng luật. Nhà nước có thể thành lập một tổ điều tra viên, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động có tuân thủ theo đúng luật hay không để có thể tái điều chỉnh cho phù hợp. Tổ điều tra viên này nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ tư pháp và sự phối hợp nhịp nhàng với Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

- Nhà nước nên có biện pháp chỉ đạo việc ban hành giáo trình giảng dạy từng ngoại ngữ thống nhất. Giáo trình này được biên soạn bởi các nhà sư phạm có uy tín, sự đồng ý ý kiến của đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó. Nội dung của giáo trình sẽ xoay quanh các chủ đề về đàm thoại trong cuộc sống sinh hoạt, trong sản xuất tại nước ngoài, đặc biệt chú ý đến một số

thuật ngữ chuyên dùng trong một số ngành nghề. Giáo trình nên viết dễ hiểu, chú trọng về văn phong trong giao tiếp chứ không phải ngữ pháp hay văn phong viết.

- Tuyển chọn giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt, kĩ năng sư phạm giỏi , có thể sử dụng những người đã đi xuất khẩu lao động về có trình độ ngoại ngữ tốt ( đã qua sát hạch và đạt tiêu chuẩn) và bồi dưỡng thêm cho họ kĩ năng sư phạm

- Thi sát hạch ngoại ngữ trước khi đưa lao động đi vì thế cần xây dựng tiêu chuẩn sát hạch .Để đạt được ý nghĩa của công tác đào tạo ngoại ngữ cho người lao động thì việc sát hạch ngoại ngữ trước khi đưa người lao động đi là điều thiết yếu và cần thực hiện nghiêm túc. Việc xây dựng tiêu chuẩn sát hạch cũng tham khảo ý kiến của các đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia nước ngoài.

 Các giải pháp này nhằm giáo dục người lao động đi xuất khẩu lao động bằng công tác đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Ả Rập cơ bản)

cho người lao động cần được chú trọng đảm bảo cho người lao động có khả năng giao tiếp, hiểu mệnh lệnh của người sử dụng lao động.

-Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội nên tổ chức một đoàn đi kiểm tra thị trường Trung Đông và nên trục xuất về nước những lao động vi phạm để làm trong sạch thị trường; sẽ xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu có văn phòng đại diện, tuyển chọn, đào tạo và quản lý người lao động đến nơi đến chốn

- Các cơ quan chức năng trong nước cũng nên sớm tính đến việc thành lập Ban quản lý lao động tại Trung Đông.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tổ chức hội thảo tìm giải pháp và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, nâng cao thị phần lao động Việt Nam ở khu vực Trung Đông một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời nhanh chóng thiết lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở khu vực này.

- Cục Quản lý lao động ngoài nước nên chủ trì tổ chức các đợt khảo sát thị trường, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng tham gia để doanh nghiệp có đủ căn cứ đẩy nhanh hoạt động cung ứng lao động sang khu vực Trung Đông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính phủ quyết định dành cho đào tạo nghề cho nông dân mỗi năm “chỉ nên dùng vào 3 việc là dạy nghề và ngoại ngữ cho nông dân đi xuất khẩu lao động, đưa nông dân vào các khu công nghiệp và vào các khu nông nghiệp công nghệ cao”. Nếu số tiền này “chia ra nhiều tỉnh, cho nhiều mục tiêu” sẽ nhanh chóng “tan biến” mà mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn khó mà đạt được

- Để nắm bắt được cơ hội vàng này, theo kinh nghiệm của các nước đã tận dụng tốt thời kỳ “dân số vàng” trước và trong suốt thời kỳ này, Việt Nam cần ban hành và thực hiện nhóm chính sách phù hợp về giáo dục và đào tạo Lao động, việc làm và nguồn nhân lực, chăm sóc y tế an sinh xã hội,..Việt Nam cần tập trung đào tạo có trọng điểm. Phải theo lợi thế vùng miền, tập trung đào tạo tại những khu vực, vùng miền có kinh tế năng động. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực phải hoàn thiện thể chế và công cụ phục vụ thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo... tạo thị trường lao động lành mạn

- Nhà nước cùng chính quyền địa phương cần đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Những lao động được chọn đi không nên là lao động quá giản đơn (unskilled) mà là lao động có một trình độ học vấn nhất định (semi-skilled) để dễ thích nghi với điều kiện văn hoá, xã hội ở nước ngoài và nhất là để có thể lãnh hội tri thức mới qua công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông” ppsx (Trang 57 - 62)