Về phía nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

Một phần của tài liệu Luận văn “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông” ppsx (Trang 55 - 57)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

2.4.5.3/ Về phía nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn

yếu kém về nhiều mặt.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, đối tác ở khu vực này, mặt khác ta chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc

- Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia thị trường Qatar. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một số công ty đã tuyển ồ ạt, không chú ý đến đào tạo nghề, giáo dục ý thức kỷ luật cho lao động nên một số khá lớn (con số hàng trăm) đã phải về nước trước thời hạn. "Có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, vô hình tước mất quyền lợi của lao động. Đơn cử, trước đây, phía chủ phải lo cả tiền ăn cho lao động, nhưng nay thì họ cắt",

- Quả là một thị trường rộng lớn như Qatar (có thể nhận đến 60.000 lao động VN) mà đến nay chưa có một cơ quan đại diện quản lý nhà nước về lao động ở đó là rất nguy hiểm. Trong những trường hợp rủi ro hoặc phát sinh hợp đồng, người lao động chỉ còn biết trông chờ vào đại diện doanh nghiệp ở nước bạn, song cho đến nay cũng mới chỉ duy nhất Airserco mở văn phòng đại diện (một phần do chi phí mở văn phòng đại diện ở Doha rất lớn). Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp người lao động ở Qatar đình công vì mâu thuẫn hợp đồng, song không có ai đứng ra giải quyết, dẫn đến hàng chục lao động phải về nước hồi cuối năm 2006 vừa qua (Báo Lao Động đã đưa tin).

- Các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh không kịp thời để công tác xuất khẩu lao động kém hiệu quả hơn

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin về thị trường Trung Đông làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động

- Các chính sách , văn bản về xuất khẩu lao động chưa được bám sát thực tế và thường đi sau thực tế

- Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động. - Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả nên để xảy ra các vụ việc đáng tiếc của người lao động Việt ở Trung Đông. 2.4.6 Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Nguyên nhân của những vấn đề trên bắt nguồn từ chỗ:

- Đối tượng được đưa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy nào về nghề cả. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn đang phát triển như Việt Nam đã vô tình hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, làm liều, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về

sản xuất công nghiệp, vì vậy đã không chấp hành tốt hợp đồng lao động và các nguyên tắc lao động, nhất là ở khu vực đạo Hồi có quy định làm việc và lối sống rất khắt khe. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm được nhiều tiền.

- Nhiều người lao động còn chưa học hết phổ thông nên chưa có trình độ ngoại ngữ tối thiệu không chỉ về tiếng Ả Rập mà cả tiếng Anh nữa. Bên cạnh đó họ lại không được đào tạo ngoại ngữ Ả Rập cấp tốc trước khi đi xuất khẩu sang Trung Đông.

- Các đối tượng lao động này chưa được đào tạo một cách chính quy về trình độ cũng như kỹ thuật để có thể làm việc trong các công trường, nhà máy ở Trung Đông.

- Mặc khác, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu và người lao động cũng không có nhiều thông tin cụ thể về thị trường này vì có quá ít cơ quan đại diện đặt tại đây nên khi các vụ việc xảy ra thì khó mà giải quyết một cách kịp thời được.

- Trong thời gian qua, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

- Do sự tồn tại của các tư tưởng quản lý lỗi thời ,do sự thiếu kinh phí và nhận thức chưa rõ ràng về tầm quan trọng của công tác quản lý xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông” ppsx (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w