Nội dung và phương pháp thẩm định dự án

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 28)

* Về nội dung thẩm định:

Theo văn bản quản lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải tuân theo các quy định trong văn bản quản lý của nhà nước. Xong nhìn chung các nội dung thẩm định tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung sau:

Sự cần thiết và mục tiêu dự án

- Sự cấn thiết của dự án đầu tư;

- Mục tiêu của dự án: loại sản phẩm, dịch vụ;

Quy mô

- Công suất sản phẩm, dịch vụ; - Tổng vốn đầu tư

- Số lượng lao động

Vị trí và diện tích đất xin thuê

- Vị trí thực hiện dự án: Bản vẽ sơ đồ khu vực xin thuê đất - Diện tích đất xin thuê: Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng;

Các hạng mục đầu tư xây dựng

- Danh mục máy móc thiết bị: Tên, số lượng, thông số kỹ thuật, nước sản xuất, giá trị;

- Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất

- Các hạng mục xây dựng, cấp điện, cấp thoát nước

Năng lực tài chính của chủ đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn huy động: các cam kết của nguồn tham gia;

+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng: Cam kết hoặc khế ước cho vay. - Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây

Hiệu quả của dự án

- Hiệu quả kinh tế- xã hội - Hiệu quả tài chính; - Thời gian hoàn vốn;

Tư cách chủ đầu tư

- Tư cách pháp nhân

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh;

Thời gian xây dựng và đưa dự án vào hoạt động

Phương án bảo vệ môi trường.

- Xử lý chất thải rắn, khí, lỏng; - Phòng chống cháy nổ.

* Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Đặc thù của những dự án sử dụng vốn ngân sách chủ yếu là những dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, do đó phương pháp sử dụng chủ yếu trong thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách là phương pháp so sánh đối chiếu. Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Tiến hành phương pháp này như sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà Nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ tỉnh, quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các tiêu chuẩn về tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...của ngành theo từng định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

- Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định của những dự án tương tự đế so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp đã lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu các khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu hay chi phí nói chung...)

- Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư

- Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng...)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w