Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư: * Nguyên nhân và những tồn tại của hệ thống

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 40 - 42)

* Nguyên nhân và những tồn tại của hệ thống

Về tưới:

- Nguồn nước tưới chưa đảm bảo nhất là hệ thống Bắc Hưng Hải, toàn hệ thống Bắc Hưng Hải chỉ có cống Xuân Quang cấp nguồn nhưng kênh trục dẫn nước (cả trục chính, trục nhánh) chưa được nạo vét đủ mặt cắt thiết kế, một số đoạn còn ách tắc như cầu Lực Điền, cầu Cẩm Giàng. Cống Nghi Xuyên chưa được xây dựng gây khó khăn cho nguồn nước và đầu nước ở sông Cửu An.

- Khu cuối hệ thống BHH thuộc huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc phải lấy nước ngược từ cống Cầu Xe An Thổ nên chẩt lượng nước kém, một phần do yêu cầu tưới từ 0.751/s/ha lên 1.531/s/ha.

- Công trình kênh mương chưa được hoàn chỉnh đồng bộ thiếu cống điều tiết, nhiều trạm bơm do dân tự làm nhưng không đúng quy hoạch.

Về tiêu:

- Thiết bị máy bơm lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn điện năng mà vận hành khó khăn, nhất là loại máy bơm 1000m3/h, cột nước dư thừa do cột nước địa hình thấp, trong điều kiện này chưa thể thay thế toàn bộ các máy bơm được mà phải có kế hoạch thay thế dần, trước mắt cần ưu tiên cho trạm có số máy trục ngang lớn, diện tích phục vụ lớn, có yêu cầu nâng cao hệ số tiêu, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng.

- Mực nước ở các cửa tiêu tăng lên nhiều so với thiết kế cũ mà xu hướng còn tiếp tục tăng nếu môi trường không được bảo vệ

* Sự cần thiết phải đầu tư

Qua nhiều năm khai thác và sử dụng, hệ thống kênh mương trên địa bàn các huyện nói trên của tỉnh Hải Dương đã góp phần rất quan trọng vào công tác thâm canh tăng vụ, cải tạo đất, mở rộng diện tích cây trồng, đưa hệ số quay vòng ruộng đất trong khu vực từ 1.3 lần lên 2.1 lần, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. Nền kinh tế chung của tỉnh Hải Dương không ngừng tăng trưởng do có sự đóng góp tích cực của kênh và hệ thống.

Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn, một số tuyến kênh không còn đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, hạn úng hàng năm vẫn sảy ra ở một số khu vực

Tình trạng trên một phần do các nguyên nhân khách quan đã nêu ở trên: Lượng mưa, mức nước, cơ cấu cây trồng, mùa vụ đều thay đổi khác trước, một phần do công trình Thuỷ lợi chưa được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ, năng lực tưới tiêu còn thấp, công tác quản lý khai thác còn có những hạn chế khó khăn nhất định. Ngoài ra còn do những nguyên nhân của quan, đã nhiều năm kênh chưa được nạo vét, hiện bị bồi lắng khá nhiều, hai bên bờ kênh bị lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy, không đảm bảo khả năng cung cấp nước

tưói cho lưu vực. Nghiêm trọng hơn, do mặt cắt dòng chảy bị thu hẹp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu úng vào mùa mưa hàng năm trong lưu vực.

Với mục tiêu phát huy tối đa khả năng phục vụ tưới tiêu của hệ thống kênh mương hiện có, đáp ứng nhu cầu dùng nước của sản xuâts nông nghiệp, thì việc đầu tư nạo vét tu bổ các kênh đã xuống cấp là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w