định vẫn còn tồn tại những hạn chế. Các báo cáo thẩm định chưa có sự phân tích sâu về thị trường, công nghệ thiết bị , công suất, các tiêu chí xây dựng giá thành sản phẩm, tổ chức thực hiện…Đặc biệt là phân tích và dự báo về mức độ rủi ro tiềm ẩn của đầu tư chưa được đặt ra.
Tính khả thi, tính hiệu quả, mức độ chắc chắn, an toàn… của dự án phụ thuộc rất lớn vào việc nghiên cứu và thẩm định về thị trường. Tuy nhiên trên thực tế việc nghiên cứu đánh giá nội dung này rất sơ sài, phần lớn dừng lại ở mức đưa ra một vài nhận xét định tính
Phần thẩm định dự án về kỹ thuật và công nghệ do thiếu kinh nghiệm và yếu tố về năng lực nên chủ yếu phải
dựa vào nội dung đã trình bày trong dự án, hầu hết các trường hợp chưa xác định được chính xác tính tiên tiến, tính phù hợp của thiết bị- công nghệ, công suất, đặc biệt là nhu cầu vốn, nguồn cung ứng và các giải pháp cho các yếu tố đầu vào.
Thẩm định các yếu tố tài chính của dự án:
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án sử dụng đều khá đơn giản, dễ tính toán nhưng phần lớn chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn mà không chú ý phần tích luỹ do dự án đem lại sau khi hoàn vốn thông qua chỉ tiêu sử dụng NPV. Thực sự đây là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng nhất, phản ánh được cả phần chủ đầu tư thu được cũng như sự đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế.Trong việc phân tích dòng tiền của dự án chỉ mới tính đến ròng tiền lời, lỗ, còn bỏ sót khá nhiều khoản mục cấu thành nên dòng ngân quỹ, làm giảm mức độ chính xác của việc tính toán hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, cán bộ thực hiện chưa quan tâm thoả đáng đến các yếu tố tài chính của dự án, cơ sở và phương pháp xác định dòng tiền. Các dự án được triển khai thực hiện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn đầu tư cao, thời gian thực hiện kéo dài. Mặt khác, do quá trình triển khai dự án chậm, có thể dẫn đến nhiều phát sinh khó lường trước. Chính vì vậy, trong quá trình thẩm định cần thiết phải quan tâm đến những biến động có ảnh hưởng đến dự án. Khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cán bộ thực hiện mới chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T, đối với các chỉ tiêu khác chưa xem xét đầy đủ, chưa đề cập hết những lợi ích và chi phí của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy đã được các cán bộ áp dụng nhưng mới dừng lại ở mức độ đơn giản, chỉ xem xét ở các dự án lớn, có tính biến động thị trường cao, do vậy nhiều khi chưa đánh giá toàn diện về tính khả thi của dự án. Số liệu và thông tin thường được lấy chủ yếu từ hồ sơ của dự án, các thông tin khác cũng như mức độ chính xác của thông tin chưa có hoặc có thì chưa đầy đủ, chưa
gía mang tính chất định tính nhiều hơn. Do quá trình lập dự án nội dung phân tích kinh tế xã hội mới đánh giá các tác động mang tính chất định tính nên nội dung thẩm định dự án ở khía cạnh này mới dừng lại ở mức độ nhất định. Cán bộ thực hiện không tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung mà chỉ đánh giá một cách tổng quát, các phân tích còn đơn giản, nhiều phần chưa chính xác. Thẩm định kinh tế xã hội của dự án hiện tại chưa được thực hiện đầy đủ, thường mang tính hình thức và chưa được định lượng.
1.5.2.5. Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống
Hiện tại, phương pháp thẩm định dự án được sử dụng tại Sở chủ yếu là phương pháp so sánh đối chiếu. Trên cơ sở các chuẩn mực đã được quy định của pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn xây dựng, các đơn giá, định mức, giá cả hiện hành cán bộ thẩm định tiến hành so sánh. Công tác thẩm định dự án chủ yếu dựa trên kiến thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện. Việc đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, chuẩn xác đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có những căn cứ cần thiết còn hạn chế. Việc áp dụng các phương pháp thẩm định dự án mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án mà chưa có những nhận xét cụ thể, khách quan về các nội dung của dự án. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu mang tính đơn giản, truyền thống (so sánh các chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự) chưa áp dụng hoặc áp dụng còn hạn chế đối với các phương pháp mới hiện đại, các mô hình để phân tích như dự báo thị trường, phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu, phương pháp triệt tiêu rủi ro do vậy không đánh gía toàn diện tính khả thi của dự án. Mức độ chuẩn xác của những kết luận đưa ra chưa đảm bảo do sử dụng phương pháp so sánh khi thẩm định nhưng cơ sở cho việc tính toán và so sánh chưa có độ tin cậy cao.
Có một số nguyên nhân của tình trạng trên, cụ thể là:
- Lực lượng của đơn vị trong năm qua chưa được tăng cường trong khi đó khối lượng công việc ngày càng tăng dẫn đến việc cán bộ chạy theo yêu cầu
về thời gian và nội dung báo cáo.