Đầu xóa và nguyên lý xóa:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Thiết kế và thi công mô hình PAN TIVI màu (Trang 31 - 33)

III. NGUYÊN TẮC GHI-PHÁT-XÓA:

1.Đầu xóa và nguyên lý xóa:

a. Nguyên lý xóa:

Để xóa băng, ta cho dòng điện cao tần có tần số trong khỏang 40kHz – 100kHz (tín hiệu cao tần này thường được gọi là sóng siêu âm) chạy qua cuộn dây của đầu từ xóa.

Do tần số của dòng cao tần khá lớn nên bước sóng của nó khá nhỏ. Bước sóng cao tần này được xác định bởi:

f V   V: vận tốc chuyển băng f: tần số dòng điện cao tần.

Do bước sóng dòng cao tần rất nhỏ so với độ rộng khe từ, nên khi băng từ đi từ mép trái sang mép phải của khe từ thì dòng điện cao tần đã biến đổi được vài chu kỳ.

Biên độ của từ trường dòng cao tần tăng dần từ 0 đến cực đại khi đi từ mép trái đến trung tâm của khe từ, rồi giảm dần từ cực đại về 0 khi đi từ trung tâm tới mép phải. Biên độ phía trên và dưới hòan tòan đối xứng. Do đó ta có 2 giai đọan biến thiên:

+ Ban đầu, băng từ đi từ ngòai vào từ trường của dòng cao tần, cường độ từ trường tăng dần từ 0 đến trị số cực đại (tại điểm trung tâm của khe). Do đó từ trường của đầu xóa tạo nên sẽ che lấp tòan bộ từ tính ban đầu.

+ Kế tiếp, băng từ qua đường tring tâm liên tục nhận đựợc tác động của từ trường của dòng cao tần, cường độ từ trường giảm dần từ trị số cực đại đến 0. Do đó, khi băng từ qua khe đầu xóa từ dư trên băng từ bằng 0.

b. Các hình thức xóa:

Đầu xóa (Eraser) có hình dáng và kết cấu gần giống như đầu ghi-phát. Ở đầu xóa khe hở thường rộng hơn (độ rộng khe khỏang 0,15 0,3mm) nhờ có khe rộng nên tăng được vùng làm việc của đầu xóa trên băng từ. Đầu xóa thường không có vỏ bọc chống nhiễu tốt như đầu ghi-phát. Ngày nay người ta thường dùng 3 cách xóa băng thông dụng sau đây:

b.1 Xóa băng bằng 1 nam châm vĩnh cửu:

Trong các máy gọn nhẹ người ta thường xóa băng từ bằng một nam châm vĩnh cửu. Khi máy ghi, đầu xóa được hệ truyền cơ đặt đầu chạm vào băng để xóa các vết từ trên băng. Lúc máy phát, đầu xóa được đặt cách xa khỏi băng từ.

Nam châm vĩnh cửu Lúc thu Lúc phát Băng từ Băng từ Nam châm vĩnh cửu

b.2 Xóa bằng một đầu từ làm việc với dòng DC:

Do dòng DC chảy qua cuộn dây dẫn trên gông từ sẽ tạo ra từ trừơng, nên người ta dùng nguyên tắc này để xóa băng. Khi máy được dùng để ghi khóa R<-->P đặt ở vị trå R, đầu xóa nhận được dòng điện của nguồn qua một điện trở hạn dòng để tạo ra từ trường xóa băng. Lúc máy phát, do cuộn dây đã bị ngắt dòng nên cho dù đầu xóa vần còn tiếp xúc với băng tín hiệu trên băng vẫn không bị xóa.

b.3 Xóa băng bằng một đầu từ làm việc với dòng AC:

Người ta có thể dùng dòng AC có tần số cao (thường quen gọi là tần số siêu âm) đưa vào đầu từ để xóa băng. Đây là cách được dùng rất phổ biến vì ưu điểm của cách xóa này làm mất vết từ hòan tòan trên băng từ, từ cảm trên băng trở lại mức 0. Do đó chất lượng tín hiệu ghi âm vào sẽ ít bị méo hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Thiết kế và thi công mô hình PAN TIVI màu (Trang 31 - 33)