0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Băng sóng AM:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PAN TIVI MÀU (Trang 61 -64 )

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC TÍNH NĂNG RIÊNG:

1. Băng sóng AM:

Cấu tạo các tầng của máy. a. Anten đầu vào:

Anten đầu vào làm việc trộn dải tần 0,5 Mhz  1,6 Mhz gồm 2 cuộn dây quấn trêân lõi Perit. Cuộn thứ cấp bên trái mắc song song với tụ xoay C1 tạo thành một khung cộng hưởng song song LC, nhờ đó tụ xoay C1 nên ta có thể thay đổi tần số cộng hưởng theo quy luật.

LC

f

2

1

Do thay đổi được tần số cộng hưởng ở đầu vào máy thu có thể làm việc ở dải tần số 0,5 Mhz  1,6 Mhz. Do đó, về nguyên tắc máy thu được tín hiệu của đài phát ở dải tần số nói trên.

Ở những máy thu sản xuất công nghiệp ta đánh dấu những mức tần số ở trên băng sóng AM, thông qua kim chỉ thị và kết cấu đồng chỉnh với trục quay của trục C1 để xác định những đài phát mong muốn nằm ở khu vực nào trên băng sóng, giúp cho việc dò tìm nhanh chóng.

RADIO NGUỒN DÀN CƠ

Điều chỉnh âm sắc Khuếch đại công suất Khuếch đại đầu từ LOA

Tụ C2 là tụ thoát những nhiễu nằm ngòai tần số mà đài làm việc. Khi có tín hiệu cộng hưởng ở khung thông qua biến áp T2, năng lượng điện từ cảm ứng sang cuộn thứ cấp để đến cực B của T1 ở bộ trộn sóng. Những máy thu có chất lượng cao ở đầu vào có 1  2 bộ khuếch đại cao tần (RF). Trong trường hợp đó máy sẽ có độ nhạy và độ lực chọn cao.

\

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MÁY THU MỘT BĂNG AM

b. Dao động nội và trộn sóng Local – Mixer:

Dao động nội và trộn sóng được thực hiện trên Q1 biến áp T2 và tụ xoay đồng chỉnh C4. Để tăng độ nhạy và độ chống nhiễu của máy ta phải chuyển tín hiệu cao tần có băng sóng tín hiệu trung tần (IF) để thực hiện khuếch đại tín hiệu đến mức cần thiết trước khi tách sóng.

Muốn thực hiện mục đích đó cần phải có bộ dao động nội và bộ trộn sóng.

Để tín hiệu trung tần có băng sóng cố định (460 khz + 5 khz) thì tần số của bộ dao động nội phải được thay thế tương ứng theo của tín hiệu tần số đầu vào, làm sao để hiệu giữa chúng cho ta tín hiệu trung tần. Phương pháp này thực hiện được nhờ tụ xoay C4 ở khung cộng hưởng bộ dao động nội được đồng chỉnh theo trục xoay C1 ở đầu vào.

Cuộn dây sơ cấp và biến thế T2 và tụ xoay C4 mắc song song với nó tạo thành một khung song song LC. Do các nhiễu nội tại trong mạch kích thích thành dao động trong khung. Tần số dao động này được trích ở cuộn sơ cấp đưa qua tụ C3 và cực phát E của Q1. Thông qua tụ ký sinh đầu vào EB của Q1 dao động trên được đưa đến đầu vào Q1, được Q1 khuếch đại và đưa ra cuộn thứ cấp T2 (cuộn dây phải) dao động này được cảm ứng qua cuộn sơ cấp làm cho dao động trong khung đạt đến mức đều hòa và ổn định.

Tín hiệu RF ở tần đầu vào đưa đến trộn với dao động nội ở Q1 để tạo ra sản phẩm mới có nhiều thành phần tần số khác nhau, trong đó có thành phần trung tần (IF) mà ta cần đến.

c. Tầng trung tần _ IF:

Trung tần gồm bộ khuếch đại Q2, biến áp T3 và bộ lọc đầu vào, biến áp T4 và bộ lọc đầu ra. Cuộn sơ cấp của T3 được nối với tụ điện C5 tạo thành một khung dao động cộng hưởng song song LC được chỉnh ở dải tần IF là một bộ lọc dải thông. Thành phần IF ở đầu ra bộ trộn sóng đi qua bộ lọc được cảm ứng qua cuộn thứ cấp của T4 cùng với tụ C6 tạo thành khung cộng hưởng song song LC và bộ lọc dải thông ở đầu ra chỉ cho dải tần số IF đi qua. Tín hiệu trung tần được Q2 khuếch đại lấy ra ở cực C qua bộ lọc và cảm ứng sang cuộn thứ cấp T4 để đi đến đầu vào bộ trộn sóng.

Thông thường để có độ nhạy cao, người ta dùng từ 2  3 tầng khuếch đại trung tần. Còn để có độ chống nhiễu cao, cũng như để ổn định mức tín hiệu ở đầu ra người ta thường dùng mạch tự động điều chỉnh tín hiệu AGC (Automatic Gain Control) để thay đổi hệ khuếch đại trung tần tương ứng với sự thay đổi tín hiệu ta tương đối ổn định. Trong trường hợp cụ thể ở đây thông qua nhánh B-C, Q3, R4, R3, C7 làm nhiệm vụ AGC để điều chỉnh điểm công tác trên cực B của Q2 mà làm thay đổi hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại trung tần.

d. Tách sóng biên độ – AM detector:

Tách sóng biên độ được thực hiện tên nhánh B-E của Q3 như là một diode tách sóng điều biên ở cực gốc Q3 dạng biến điệu biên độ hình vẽ (a):

(a)

Tín hiệu điều biên AM.

Ở tín hiệu có tần số cố định còn biên độ biến thiên theo quy luật của tín hiệu âm tần thì bị cắt đi một nửa còn lại bán chu kỳ đặt trên tụ C8.

Tín hiệu sau khi bị hạn chế biên độ.

Ở đây C8 là tụ thoát tín hiệu cao tần nên thực tế trên C8 ta không quan sát được dạng tín hiệu như hình (b) mà chỉ nhìn đường bao của nó trên máy hiện sóng đó là tín hiệu âm tần như hình (c):

( c)

C8 và Vr là bộ tích phân (hay bộ lọc thị tần) có nhiệm vụ lấy ra tín hiệu âm tần đã được điều chế ở biên độ của tín hiệu cao tần từ đài phát gởi đến, còn thành phần cao tần qua tụ C8 thoát xuống mass. Hình (c) cho ta thấy tín hiệu âm tần như một đường bao bọc lấy biên độ sóng mang nên người ta thường gọi quy trình xử lý tín hiệu trên là tách sóng biên độ hay tách sóng đường bao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PAN TIVI MÀU (Trang 61 -64 )

×