0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

CƠ CẤU CHUYỂN BĂNG:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PAN TIVI MÀU (Trang 43 -47 )

Bộ phận chuyển băng ở máy cassette có yêu cầu rất cao về mặt cơ khí, máy có chất lượng càng cao thì bộ phận chuuyển băng có cơ cấu càng phức tạp. Sửa chữa máy cassette chủ yếu là tìm hư hỏng trên cơ cấu chuyển băng, vì nếu hỏng trong phần mạch điện thì cách sửa chữa giống như máy tăng âm bị hỏng.

1.Yêu cầu đối với bộ phận chuyển băng:

Phải đảm bảo băng căng và dịch chuyển băng theo bề mặt làm việc của các đầu từ, băng từ dịch chuyển phải tiếp xúc nhiều và sát.

Phải đảm bảo tốc độ chuyển băng đều và đúng tốc độ quy định trong suốt chiều dài cuộn băng.

Phải đảm bảo quấn băng nhanh sang phải, sang trái tốc độ chuyển băng lớn hơn nhiều so với tốc độ chuyền băng khi phát (playblack) và phải tách băng ra khỏi đầu từ và bộ phận căng băng.

Khi khởi động hoặc khi dừng băng, lực căng băng không quá 10 newton để tránh cho băng từ biến dạng cơ dẫn đến đứt.

Phải thuận tiện trong trong sử dụng khởi động nhanh khi hãm phải dừng lại mau.

2. Cơ cấu chuyển băng:

Hình 22: Các thành phần chủ yếu

trong cơ cấu chuyển băng 1. Động cơ

2. Ròng rọc 3. Mâm quấn băng 4. Vô lăng 5. Bánh xe đè 6. Trục dẫn động 7. Đầu từ ghi phát 8. Đầu từ xóa 9. Dây curoa 10. Mâm cung cấp băng

Chuyển động quay từ động cơ (1) từ dây curoa (9) truyền đến bánh răng (4) làm quay trục dẫn động (6) và mâm băng (3), (10) hiện nay có nhiều hãng máy không dùng hệ thống truyền động nhờ dây curoa, mà nhờ hệ thống các bánh răng, hoặc trục động cơ làm trục dẫn động quay trực tiếp.

Hệ thống trục dẫn động gồm trục dẫn động (6) bánh ép băng (11) và bánh đà (4) nó có nhiệm vụ kéo băng qua đầu từ.

Trục dẫn động quay làm quay bánh xe ép băng. Băng từ được ép giữa hai bộ phận này và được kéo đi. Vận tốc kéo băng phụ thuộc vào đường kính của trục dẫn động (6) trục có đường kính băng từ di chuyển càng nhanh. Ở máy casstte hiện nay, người ta thường quy định vận tốc thường là 4,76 cm/s riêng các máy ghi âm dùng băng đĩa trần có các định mức vận tốc 30 – 15 – 71/2 – 33/4 inch/giây, ở máy minicasstte có vận tốc 15/16, 15/32 inch/giây.

Người ta cần phải có vận tốc di chuyển của băng thực sự ổn định để âm thanh trung thực. Riêng ở cơ cấu truyền băng, trục dẫn động phải rất tròn, động cơ có vận tốc quay ổn định dây curoa không bị trượt, bánh xe ép băng phải ép lên trục dẫn động với mộ áp lực thích hợp. Trục dẫn động phải thực sự song song với bánh xe ép băng, nếu nghiêng thì băng từ chỉ được kéo một bên của cạnh băng, và đây cũng là nguyên nhân gây rối băng và cuốn gập băng.

3. Cơ cấu quấn băng:

Khi ghi, phát băng từ được trục dẫn động và bánh xe ép băng kéo với vận tốc không đổi và do đó mâm quấn băng cũng được quay với vận tốc tương ứng. Tuy nhiên nếu có cùng vận tốc quay lúc đầu khi băng được quấn gần trục quay, chiều dài băng quấn được ít. Sau đó cuộn băng từ có đường kính tăng dần, thì chiều dài băng từ quấn được sẽ tăng lên. Do vậy, người ta phải làm cách nào để mâm quấn băng có vận tốc giảm dần khi đường kính cuộn băng từ tăng dần (hình 16).

Hình 23: Quá trình quấn băng

a) Bắt đầu quấn băng bình thường b) Băng từ được quấn gần đầy

4,14 cm/s

4,14 cm/s

4,76 cm/s

Để thực hiện yêu cầu giảm vận tốc mâm băng khi băng được quấn đầy chuyển động quay truyền đến mâm quấn băng nhờ 1 lớp nỉ đệm khi cuộn băng gần đầy, sức nặng sẽ tăng lên, sưc nặng này đè lên lớp đệm làm 1 phần chuyển động quay bị trượt, số vòng quay của mâm bánh xe bị giảm.

Nếu băng từ được quấn có mâm quấn băng quay nhanh hơn tốc độ kéo băng do trục dẫn đường, băng từ sẽ bị căng quá mức, mau nhão băng ăn ngược lại, nếu băng quấn được chậm hơn, nó bị lõng và rối băng.

Khi không ghi hay phát, quấn băng nhanh các bánh xe trung gian sẽ tiếp xúc trực tiếp để giúp cho mâm quấn băng với tốc độ cao.

Để cho băng quấn được chặt chẽ và khi khởi động hay khi dừng băng được ổn định tốt, người ta tạo một lực cản nhỏ, ngược lại với chiều quay băng từ nhờ một lòxo kéo đặt dưới mâm quấn băng.

Để dừng băng tức thì, người ta có hệ thống hãm mâm băng.

4. Hư hỏng ở cơ cấu chuyển băng:

Nếu hư hỏng xảy ra ở bất kỳ các bộ phận nào trong cơ cấu chuyển băng cũng đều làm băng từ điện chuyển không bình thường, vận tốc băng không đúng quy định, chất lượng âm thanh kém và méo đi.

Một vài hư hỏng đơn giản do cơ cấu chuyển băng tạo nên như: - Băng di chuyển sai vận tốc quy định và rối băng

+ Dây curoa bị dãn quá rộng. + Trục quay bị kẹt.

+ Ròng rọc trên trục động cơ bị trượt.

- Băng chạy dọc theo trục dẫn động, băng bị gấp nếp, rối băng.

+ Bánh ép băng từ không tiếp xúc với trục dẫn động (bánh ép bị mòn, méo lệch).

+ Đường dẫn băng bị lệch.

- Băng điện chuyển có vận tốc không ổn định. + Băng và đầu từ không tiếp xúc tốt.

+ Bánh ép băng từ bị khô, nhám, không đều. + Vị trí bánh đà không đúng cần chỉnh lại.

B. ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG ỔN ĐỊNH TỐC ĐỘ:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PAN TIVI MÀU (Trang 43 -47 )

×