2. CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.
2.4 Tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2.4.1 Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá.
Nâng cao tính định hướng và dự báo, nâng cao chất lượng của các quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch với thị trường. Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo, phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế chính sách. Tăng cường chế độ trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa các cấp trong xây dựng, điều hành thực hiện theo hướng huy động tối đa nội lực, khai thác mọi tiềm năng của ngành, của địa phương gắn với sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực bên ngoài. Công bố công khai chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển để tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch của từng ngành, từng cấp và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp. Có định hướng phát triển phù hợp cho từng vùng kinh tế để phát huy cao nhất mọi tiềm năng trong vùng.
2.4.2 Chính sách đầu tư Nhà nước
Chính sách đầu tư Nhà nước được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư Nhà nước.
Tiếp tục xoá bỏ bao cấp trong đầu tư phát triển. Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án không có khả năng thu hồi vốn; hỗ trợ đầu tư cho những vùng khó khăn, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước.
Huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh bằng các hình thức thích hợp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư vào một số dự án ở những ngành, lĩnh vực và những vùng ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ.
2.4.3 Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước.
Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước theo hướng triệt để tiết kiệm, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định chi tiêu ngân sách Nhà nước.
2.4.4 Tăng cường quản lý nợ.
Tăng cường quản lý nợ, nhất là nợ nước ngoài; xử lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Đối mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các quỹ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của Nhà nước theo hướng chuyển từ tiền ưu đãi sang hậu đãi. Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo, thông
tin, bảo đảm hoạt động kinh doanh phải công khai, minh bạch đối với tài chính doanh nghiệp. Xây dựng Luật Quản lý vốn và tài sản của Nhà nước. Ứng dụng rộng rãi khoa học - công nghệ mới trong quản lý tài chính, nâng cấp và từng bước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về công khai và nghiệp vụ kế toán, kiểm toán đối với hệ thống tài chính. Thiết lập cơ chế giám sát tài chính - tiền tệ nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát các luồng vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng các hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm Nhà nước như một công cụ mạnh của Nhà nước.
Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường, từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt nam, trước hết là đối với những tài khoản vãng lai. Nâng cao vai trò của NHNN trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng; tăng cường năng lực của NHNN về tổ chức, thể chế và cán bộ.
Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các luật: Luật Thương mại, Luật phá sản doanh nghiệp, Bộ Luật Lao động, Luật các TCTD, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai... Xây dựng một số luật mới như: Luật Doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật doanh nghiệp hiện hành; Luật Đầu tư trên cơ sở thống Luật Đầu từ nước ngoài tại Việt nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật khuyến khích cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền trong kinh doanh...
3. CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM. NAM.
Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng nhất thiết phải dựa vào những nguyên tắc chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước vạch ra, như phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, điều chỉnh lại hệ thống cơ chế chính sách cho phù hợp với những quy tắc và chuẩn mực quốc tế nhưng đồng thời lại phải thích ứng với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi của đất nước.