Cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đề tài "CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ" (Trang 53 - 55)

4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

4.1 Cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng Việt Nam:

VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

4.1 Cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng Việt Nam: Nam:

Hội nhập kinh tế trong hoạt động ngân hàng có ý nghĩa quan trọng nó mở ra các cơ hội trao đổi và hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính tiền tệ, các diễn biến kinh tế, các chiến lược hợp tác vĩ mô và qua đó nâng cao được uy tín và vị thế của hoạt động ngân hàng Việt nam trên trường quốc tế.

Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Ngành ngân hàng Việt nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển cao.

Thông qua hội nhập quốc tế, Việt nam có cơ hội để tăng cường, phát triển ngành ngân hàng: bằng cách chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế, mở rộng quá trình tiếp cận đối với các dịch vụ ngân hàng mới ưu việt, qua đó Ngành ngân hàng Việt nam có nhiều cơ hội hơn để khai thác và sử dụng có hiệu quả các ưu thế của hoạt động ngân hàng trên quy mô hiện đại và đa năng.

Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ là động lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngành Ngân hàng của Việt nam. Để đáp ứng các điều kiện hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức thương mại toàn cầu và khu vực, các cam kết này ngày càng phức tạp và chặt chẽ hơn theo xu hướng nới lỏng các hạn chế hiện tại tiến tới mở cửa và tự do hóa toàn diện, do vậy đòi hỏi ngành Ngân hàng Việt nam phải đẩy mạnh công cuộc cải cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi ích cho nền kinh tế Việt nam. Chính công cuộc cải cách thành công này sẽ làm cho cơ chế chính sách ngân hàng của Việt nam phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế, các quy định của các tổ chức thương mại quốc tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt nam sẽ có hiệu quả và uy tín hơn. Do vậy, thị trường Việt nam sẽ hấp dẫn hơn thu hút nhiều vốn, đầu tư và công nghệ từ bên ngoài phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Hội nhập vào hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế là góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng, các trung gian tài chính. Nhờ mở cửa mà các ngân hàng trong nước có thể bổ sung được nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận được các công nghệ ngân hàng tiên tiến, mở rộng hoạt động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước đa dạng hoá hình thức kinh doanh, phân tán rủi ro. Mở cửa sẽ tăng sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, buộc các NHTM trong nước phải cải tiến quản lý, tuân thủ các nguyên tắc thị trường, đổi mới kiểm soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro và giám sát an toàn hoạt động, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tốt hơn, cải thiện vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Đề tài "CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ" (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w