II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATE
2. Phân tích chung tình chi phí của công ty Cafate
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
BẢNG 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005)
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Giá trị % Giá trị % 1. Giá vốn hàng bán 949.908.232 1.106.368.385 940.160.358 156.460.153 16,47 -166.208.027 -15,02 2. Chi phí từ HĐ tài chính 13.407.670 14.260.270 22.966.358 852.600 6,36 8.706.088 61,05 3.Chi phí BH và QLDN 48.249.722 51.472.105 87.933.060 3.222.383 6,68 36.460.955 70,84 4. Chi phí từ HĐ khác 2.199.065 2.110.883 2.071.190 -88.182 -4,01 -39.693 -1,88 Tổng chi phí 1.013.764.689 1.174.211.643 1.053.130.966 160.446.954 15,83 -121.080.677 -10,31
BIỂU ĐỒ 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005) (2003-2005)
Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự thay đổi. Tổng chi phí thực hiện năm 2004 là 1.174.211.643 (ngàn đồng) tăng so với năm 2003 một khoảng 160.446.954 (ngàn đồng) tương đương 15,83 % và tổng chi phí năm 2005 là 1.053.130.966 (ngàn đồng) thấp hơn so với năm 2004 một khoảng 121.080.677 (ngàn đồng) tức là giảm 10,31 %. Trong đó:
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2004, giá vốn hàng bán của Công ty là 1.106.368.385 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2003 một khoảng 156.460.153 (ngàn đồng) tương đương 16,47% và năm 2005, Công ty có giá vốn hàng bán là 940.160.358 (ngàn đồng) so với năm 2004 thì giá vốn này đã giảm xuống 166.208.027 (ngàn đồng) tức là giảm đi 15,02%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự thay đổi theo hướng tăng dần. Cụ thể hai loại chí phí này vào năm 2004 tăng 6,68 % tương đương 3.222.383 (ngàn đồng) so với năm 2003 và năm 2005 thì chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng rất cao so với năm 2004 là 36.460.955 (ngàn đồng). Vào năm 2005, nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là có nhiều lý do, cụ thể là:
Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao. Vì tại thời
điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới mà Công ty Cafatex chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã vượt qua mức bình thường so với những năm trước.
Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân
viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao, vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể như năm 2003 chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng là 11.766.981 (ngàn đồng), đến năm 2004 là 14.260.270 (ngàn đồng) tăng so với năm 2003 là 2.493.289 (ngàn đồng) tăng tương đương 21,19 % và năm 2005 thì chi phí chi trả cho lãi vay là 18.894.711 (ngàn đồng) lại tăng quá cao so với năm 2004 tương đương một số tiền 4.634.440 (ngàn đồng) tức là tăng 32,5 %.
Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác gia tăng cũng làm tăng tổng chi phí của Công ty.
Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2003-2005) có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.