Một số kết quả đạt được trong quản lý dự án

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI (Trang 44 - 54)

2. Đánh giá chung về công tá quản lý dự án đầu tư.

2.1Một số kết quả đạt được trong quản lý dự án

2.1.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý vĩ mô

Thứ nhất, về thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và xây dựng

Do yêu cầu cấp bách của thực tế, trong những năm qua chính sách quản lý đầu tư và xây dựng đã nhiều lần được sửa đổi bổ sung. Đặc biệt gần đây nhất quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị số 12/2000/NĐ-CP đã ra đời góp phần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

-Cải tiến quy trình, đơn giản các thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt dự án và các nội dung quản lý đã làm giảm đáng kể chi phí thời gian cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đù tư. Cụ thể:

+Quy chế 52-12/CP quy định chỉ những dự án có quy mô lớn, phức tạp mới phải thành lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Các dự án có quy mô nhỏ thì không phải làm thủ tục thẩm định. Những quy định này đã làm giảm bớt được khá nhiều thủ tục trình duyệt đối với các dự án nêu trên, và rút ngắn thời gian cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

+Quy trình thẩm định, phê duyệt dự án và các nội dung quản lý khác được cải tiến theo nguyên tắc: chủ đầu tư trình trực tiếp lên cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, để thẩm định và phê duỵêt (kể cả dự án nhóm A). Quy trình này giảm bớt được những thủ tục ở các cấp quản lý trung gian (là các cơ quan chủ quản như trước đây)

+Nội dung thẩm định thiết kế cũng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Nhà nước chỉ thẩm định về một số nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nước và xã hội như: quy hoạch, kiến trúc, tư cách nhà thầu thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo vệ môi trường và quản lý vốn của nhà nước tham gia vào dự án, còn các nội dung khác dành quyền tự quyết cho chủ đầu tư, nhằm loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư.

+ Phân loại dự án theo tính chất nguồn vốn: Để quản lý có hiệu quả, đây là khâu đột phá trong tiến trình đổi mới, là một đóng góp quan trọng cho quá trình

cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng ở nước ta. Bởi vì với việc phân chia đó không những giảm được nhiều thủ tục hành chính mà còn tạo thế chủ động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và xây dựng, đẩy mạnh quá trình phát triển nền kinh tế đất nước

- Về cấp giấy phép xây dựng: Thực hiện mở rộng tối đa danh mục dự án được miễn giấy phép xây dựng, đặc biệt là các dự án nằm ngoài đô thị, trên nguyên tắc: thay thế giấy phép bằng các hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư chỉ cần gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt đến cơ quan cấp phép để theo dõi mà không cần bất cứ một thủ tục gì. Như vậy, với sự cải tiến này đã giảm thiểu các đối tượng xin cấp giấy phép xây dựng và đơn giản hoá thủ tục hành chính

Thứ hai: về công tác quản lý các chủ thể tham gia các dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn.

Bằng việc đưa ra một loạt các quy định về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của từng chủ thể với những chế tài tương ứng nếu phi pháp giúp cho họ nhận rõ đưọc trách nhiệm và quyền lợi của mình cùng nhau phối hợp để thực hiện tốt những công việc chung. Cụ thể:

* Chủ đầu tư:

Tổ chức lực lượng giám sát làm tốt nhiệm vụ giám sát và có những thông tin kịp thời cho chủ đầu tư

Lựa chọn được những nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng có năng lực, chuyênmôn sâu và trách nhiệm cao thông qua việc tuyển chọn

Chất lượng các sản phẩm như: dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật, hồ sơ giám sát, hạng mục công trình... nâng cao rõ rệt

* Đơn vị xây dựng:

Hành nghề đúng năng lực đáp ứng theo quy trình thiết kế và có được sự phối hợp của đơn vị giám sát, với chủ đầu tư trong nâng cao chất lượng công trình.

Áp dụng những thành tựu mới về khoa học trong xây dựng, không ngừng nâng cao đội ngũ công nhân viên, tạo dựng được những sản phẩm đáp ứng chất lượng cao và yêu cầu của chủ đầu tư.

Nguyên vật liệu được sử dụng theo đúng theo tiêu chuẩn mà thiết kế đã đề ra * Tổ chức tư vấn:

Sản phẩm có hàm lượng chất sám ngày càng cao, do ứng dụng khoa học kỹ thuật lại biết tiếp cận và nắm bắt thông tin nên đã thoả mãn được yêu cầu của khách hàng

Hành nghề theo đúng yêu cầu của pháp luật, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm. Đội ngũ nhân viên có một kiến thức tương đối tổng thể và chuyên môn cao, tích luỹ được kinh nghiệm, được đào tạo tương đối quy mô.

Thực hiện tốt trách nhiệm giám sát của mình đó là giám sát tác giả

2.1.2- Kết quả đạt được trong công tác quản lý vi mô

Đối với mỗi công trình,dự án, công ty lập ra một ban quản lý dự án độc lập. Mỗi ban sẽ thực hiện các công việc cụ thể không chồng chéo nhau, mỗi cán bộ của ban phải chịu trách nhiệm trước trưởng ban và công ty về phần việc mà mình phụ trách. Như vậysẽ tập trung được các nguồn lực của ban vào việc điều hành xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án nhằm giúp cho các đơn vị thi công có thể thực hiện được liên tục.Ban quản lý kết hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát đảm bảo cho sản phẩm tránh được những khiếm khuyết, đạt chất lượng cao. Nhờ có công tác quản lý chặt chẽ luôn bám sát hiện trường làm cho chất lượng các công trình được đảm bảo đạt danh hiệu chất lượng vàng, giảm thiểu các tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án. Với các công trình đã được thực hiện và hoàn thiện làm cho uy tín và doanh thu của công ty ngày càng tăng. Bằng chứng là, trong những năm gần đây công ty trúng thầu và được cho phép thực hiện đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp như: dự án khu đô thị mới Đại Kim- Định Công, Trung tâm thương mại Thanh trì, Khu nhà ở làng SOS, Công ty cơ khí Giải Phóng … Doanh thu tăng nhanh, Năm

1998là 14,5 tỷ đồng đến năm 2002 là82.5 tỷ đồng. Công ty được nhận huân chương lao đông hạng III và từ doanh nghiệp loại IV trở thành doanh nghiệp loại I. Kết quả của công tác quản lý dự án được thể hiện cụ thể qua các công tác sau:

- Lập kế hoạch tổng quan:

công tác lập kế hoạch tổng quan chi tiết đã giúp cho công ty quản lý tốt từng dự án, các hạng mục trong dự án. Bởi khi lập kế hoạch đã phát hiện các yếu tố có thể phát sinh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện dự án từ đó đưa ra phương án điều chỉnh dự án kịp thời mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Công tác quản lý chất lượng:

+ Hệ thống và phương pháp quản lý ngày càng được bổ sung và rút kinh nghiệm qua quá trình quản lý thực tế và áp dụng những tiến bộ quản lý khoa học. Đặc biệt từng cán bộ kỹ thuật hiểu được trách nhiệm của mình phải hoàn thành tốt công việc trong phạm vi được phân cấp quản lý.

+ Sản phẩm của đơn vị tư vấn ngày càng có chiều hướng được đầu tư theo chiều sâu, được chuyên môn hoá cao, hàm lượng chất sám, sức lực, mang tính công nghệ và hoạt động đúng theo năng lực thực sự có, làm tốt công tác giám sát tác giả và đưa ra ý kiến đóng góp cho dự án để cùng các chủ thể khác thực hiện dự án đạt chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện nghiêm túc theo quy trình quản lý chất lượng do nhà nước ban hành, áp dụng những phương thức sản xuất hiện đại, sử dụng vật liệu mới do đó mà công trình đạt chất lượng cao được các ban ngành công nhận ngày càng tăng

+ Nhóm tư vấn giám sát của công ty thường xuyên có mặt tại hiện trường, vừa công tác vừa học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn giám sát có trình độ chuyên môn chuyên sâu ngay tại trên công trường

- Công tác quản lý chi phí:

+ Chi phí được xây dựng xác lập một cách khoa học, có căn cứ dựa trên bản định đơn giá của nhà nước

+ Việc phân chia dự án thành các hạng mục nhỏ tương đối hợp lý dễ dàng tính được chi phí cho từng hạng mục với độ chính xác cao

Kết quả của công tác quản lý trên làm cho hầu hết các dự án có mức chi phí được duyệt kết toán không vượt quá mức đầu tư hoặc tổng đầu tư dự toán được duyệt trừ những dự án mà yếu tố khách quan thay đổi ảnh hưởng tới mà tự công ty không thể quản lý được như: sự thay đổi quy chế, chính sách của nhà nước

-Công tác quản lý thời gian:

+ Để hoàn thành tốt tiến độ đặt ra trong dự án xây dựng là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên rất nhiều dự án của công ty ngày càng đạt được tiến độ kế hoạch đã đề ra. Điều này thể hiện công tác lập kế hoạch về thời gian thực hiện dự án ngày càng khoa học hợp lý và chặt chẽ

+ Có sự kết hợp chặt chẽ và phân công phù hợp các công việc cho từng chủ thể tham gia dự án, như vậyviệc thực hiện dự án được khoa học do đó rút ngắn được thời gian thực hiện

- Công tác quản lý hợp đồng:

Các hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên có nội dung khá chặt chẽ, có cơ sở pháp lý để giàng buộc bắt các bên phải chấp hành nghiêm túc đúng các điều khoản trong hợp đồng.

Các biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm, thanhlý hợp động được thực hiện đúng quy trình, quy định

- Quản lý nguồn lực:

+ Thường xuyên được bổ sung và đào tạo do vậy lực lượng nguồn nhân lực ngày càng có trình độ kỹ thuật cao

+ Máy móc thiết bị luôn được kiểm tra định kỳ và được quan tâm đầu tư mua mới phục vụ cho việc thực hiện dự án

+ Dự đoán được sự thay đổi được của các yếu tố đầu vào từ đó có sự tích trữ đúng mức cho từng dự án

3.2-Một số tồn tại trong công tác quản lý dự án

3.2.1-Những tồn tại về vĩ mô

- Về thủ tục hành chính: Mặc dù, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ra đời đã giải quyết được nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Song hiện nay những quy định trong đầu tư và xây dựng rất phức tạp. Để thực hiện các thủ tục hành chính các chủ đầu tư (Đối với những dự án lớn) phải quan hệ trực tiếp với nhiều cơ quan công quyền từ xã, huyện, tỉnh, bộ và chính phủ qua nhiều cửa, nhiều dấu, và nhiều tầng lớp. Điều đó làm cho thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với một dự án đầu tư là quá dài, tối thiểu phải từ 3 tháng và tối đa phải vài ba năm những vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân:

+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước có quá nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lý...bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng lớp, nhiều trung gian, chức năng từng bộ phận, từng người không rõ ràng, quan hệ ngang dọc không được cụ thể, không thông suốt đến cơ sở

+ Đội ngũ cán bộ các cấp còn nhiều điểm yếu kém, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới. Một số cán bộ chưa được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn tối thiểu về chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật xây dựng và kiến thức về quản lý nhà nước ngành xây dựng, nhận thức về vai trò và chức năng quản lý của nhà nước chưa thật rõ ràng, chưa thống nhất...vì vậy trong thực tế họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích nhà nước cốt sao cho dễ quản lý, có công việc để quản lý, sao cho người ta phải cần đến mình...gây ra nhiều phiền hà chậm trễ không đáng có

Thực trạng trên đã làm cho chủ đầu tư thiếu kiên nhẫn nhiều khi phải bỏ cuộc. Tỷ lệ giải ngân rất thấp. Như vậy những khó khăn trong đầu tư hiện nay không phải là thiếu vốn mà chính là việc thực hiện các thủ tục hành chính còn

quá phiền hà, đã làm chậm tốc độ giải ngân và thực hiện đầu tư với một thực tế đáng lo ngại.

- Hệ thống văn bảnthiếu tính toàn diện, không đồng bộ, thống nhất

+ Hệ thống cơ chế chính sách trong xây dựng chưa rõ ràng dẫn đến văn bản pháp luật hình thành một cách chắp vá và còn nhiều sơ hở

+ Văn bản cao nhất để điều chỉnh về quản lý xây dựng của chúng ta hiện nay chỉ ở cấp nghị định của Chính Phủ, toàn ngành chưa có một văn bản nào được ban hành ở cấp độ luật hay bộ luật.

+ Văn bản ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các định mức kinh tế, kỹ thuật xây dựng chiếm vị chí cực kỳ quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật của ngành xây dựng, xong nhóm văn bản này hiện nay chưa được thống nhất quản lý, chưa được phác thành một hệ thống thống nhất, đồng bộ và đầy đủ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn có nơi có lúc chưa đúng theo quy chuẩn hiện hành

+ Đầu tư vào xây dựng là hai lĩnh vực có yêu cầu quản lý khác nhau, song trong thời gian qua cũng như hiện nay vẫn điều chỉnh chung trong một văn bản đã tạo ra nhiêù bất cập và kẽ hở cho những tiêu cực khó khắc phục

- Công tác quản lý đối với tổ chức tư vấn:

Hiện nay có rất nhiều tổ chức tư vấn được cấpgiấy phép hành nghề mặc dù trình độ còn chưa đủ tiêu chuẩn để thành lập một đơn vị tư vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xác định mức chi phí cho tư vấn mang tính áp đặt tức chưa thị trường hoá. Mức thù lao mà tư vấn được hưởng phụ thuộc vào tổng mức đầu tư của dự án (tính theo % tổng vốn đầu tư). Chính vì vậy, mà các nhà tư vấn có xu hướng tính toán giá dự toán của công trình cao hơn so với thực tế

- Công tác quản lý chủ đầu tư:

+ Nhà nước chưa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực hiện dự án như: trong công tác giải phóng mặt bằng chính quyền địa phương chưa tích cực phối hợp với chủ đầu tư để giải quyết những vướng mắc xung đột, công tác

thẩm định, xét duyệt dự án chậm, yếu kém, thủ tục còn rườm rà, thủ tục cấp đất phiền hà mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém

+ Chưa thực sự tạo thế chủ động cho chủ đầu tư trong công tác đầu tư và quản lý dự án, chủ đầu tư chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau với các văn bản chồng chéo đôi khi còn mâu thuẫn

- Công tác quản lý nhà thầu còn lỏng lẻo

+ Các quy định và các chế tài của nhà nước đối với nhà thầu chưa được cụ thể, chặt chẽ cho nên trong công tác tổ chức đấu thầu thường xảy ra hiện tượng các nhà thầu bỏ giá rất thấp có khi chỉ có 45-50% giá dự toán của chủ đầu tư. Như vậy tương ứng với giá đó tất nhiên chất lượng công trình không được đảm

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI (Trang 44 - 54)