Hoạt động 1: Khái niệm, nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu GIAO AN GDCD 12 (CHUẨN) (Trang 28 - 29)

I. Ổn định tổ chức lớp: I Kiểm tra bài cũ:

a. Hoạt động 1: Khái niệm, nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Hoạt động của thầy và trò GV:

Trong câu: Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, vì sao nói “Đại gia đình dân tộc Việt Nam” và “54 dân tộc anh em”?

HS:

-Chia nhóm thảo luận theo vấn đề -Đại diện nhóm trình bày

-HS các nhóm khác nhận xét bổ sung GV nhận xét, bổ sung.

Nội dung kiến thức I. Bình đẳng giữa các dân tộc

1.Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Tiết: 12 122121 212121 121112 1212 43

GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận:

Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc không? Em hãy nêu ví dụ chứng minh? Các chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đồn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”. Bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trong câu nói của Bác?

Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

Hãy tìm các ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội?

HS:

Chia làm 5 nhóm thảo luận theo 5 vấn đề -Thảo luận nhóm

-Đại diện nhóm trình bày

-HS các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV tổng hợp các ý kiến, giảng mở rộng:

Dẫn chứng: Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3% ; số đại biểu là người dân tộc trong Hội đồng nhân dân các cấp như sau: cấp tỉnh chiếm 18,2%, cấp huyện chiếm 18,7%, cấp xã chiếm 22,7% so với tổng số đại biểu dân cử cấp đó. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý Nhà nước.

2.Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu GIAO AN GDCD 12 (CHUẨN) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w