T Loại tài sản
2.3.4 Phân tích hao mòn TSCĐ
Tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị giảm giá trị sử dụng và dẫn tới tài sản cố định không còn dùng được nữa hoặc tài sản cố định có giá trị trao đổi thấp hơn giá trị ban đầu của nó. Sự giảm dần giá trị đó gọi là hao mòn tài sản cố định. Do đó việc phân tích tình trạng kỹ thuật cũng chính là phân tích mức độ hao mòn của chúng, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của TSCĐ so với nhu cầu sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp tái sản xuất TSCĐ.
Tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị được đánh giá thông qua hệ số hao mòn của máy móc thiết bị như sau:
HHM = bd KH V M Σ Σ (2-6)
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52
25 25
Trong đó:
HHM: Hệ số hao mòn
MKH: Tổng mức khấu hao đã trích (đ) Vbd: Tổng giá trị ban đầu (đ)
- Hệ số hao mòn đầu kỳ:
Hđk hm = 561.354.435 273 . 761 . 443 = 0,791 - Hệ số hao mòn cuối kỳ:
Hck hm = 644.130.446 110 . 215 . 460 = 0,714
Qua kết quả tính toán cho thấy hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ lớn hơn hệ số hao mòn TSCĐ cuối kỳ điều này chứng tỏ năm 2010 Công ty đã chú trọng đầu tư mua sắm thêm TSCĐ. Tuy nhiên hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty cao chứng tỏ tình trạng máy móc thiết bị của Công ty đã già cỗi, năng lực của máy móc thiết bị đã tận dụng gần hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để dây chuyền sản xuất đảm bảo có tính đồng bộ và liên tục, đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi tăng cao, trong những năm tới Công ty cần phải quan tâm đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới.
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và nhạy cảm vì nó liên quan đến con người, do đó việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.