Cân đối lý thuyết thứ ba

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH NĂM 2010 (Trang 45 - 47)

I. Tiền và các khoản tương

c.Cân đối lý thuyết thứ ba

Bnv+Anv{I(1)+II(4)}-{Ats{I+II+IV+V(1,2)}+Bts{II+III+IV+V(1)}} = Ats{III+V(3,4)}+Bts{I+V(2,3)-Anv{I(2÷10)+II(1,2,3,5,6,7)} (2-15)

Cân đối này cho biết số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Nói cách khác nó cho biết số vốn mà doanh nghiệp thực chiếm dụng hay thực bị chiếm dụng ở thời điểm phân tích. Xét bảng sau:

Bảng cân đối lý thuyết thứ ba

ĐVT: đồng Bảng 2-21

Chỉ tiêu Vế trái Vế phải Vế trái - vế phải

Đầu năm 2.621.227.696 2.621.227.696 0

Cuối năm 1.456.891.411 1.456.891.411 0

Như vậy số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.

Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của Xí nghiệp, còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả (Anv) x 100% (2-16)

Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% (2-17) Tổng nguồn vốn Thay số vào các công thức trên ta được bảng số liệu:

Bảng đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính

Bảng 2- 22

Chỉ tiêu ĐVT Số đầu năm

2010

Số cuối năm 2010

Cuối năm so với đầu năm

Tổng nguồn vốn đồng 6.231.149.463 6.714.773.749 483.624.286

Vốn CSH đồng 5.277.645.151 5.406.440.386 128.795.235

Nợ phải trả đồng 953.504.312 1.308.333.363 354.829.051

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

45 45

Tỷ suất nợ % 15,30 19,48 4,18

Tỷ suất tự tài trợ % 84,70 80,52 -4,18

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng tự độc lập về tài chính của Công ty là tương đối tốt, ít bị sức ép từ các khoản vay, nợ.

2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty.2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán 2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán

Tình hình thanh toán của Công ty năm 2010 được thể hiện trong bảng 2-23. Từ bảng phân tích cho thấy các khoản phải thu của Công ty trong năm 2010 có sự giảm dần. Cuối năm 2010 các khoản phải thu là 2.190.224.774 đồng, giảm 569.507.234 đồng tương ứng giảm 20,64%. Điều này cho thấy lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng giảm, và khả năng thu hồi vốn trong năm 2010 là tương đối tốt.

Bên cạnh các khoản phải thu giảm thì các khoản nợ của doanh nghiệp ngày càng tăng, năm 2010 các khoản nợ này lên tới 1.308.333.363 đồng, tăng 354.829.051 đồng tương ứng tăng 37,21%.

Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 2010,

ĐVT: đồng Bảng 2-23 Chỉ tiêu số Số đầu kỳ 31/12/2009 Số cuối kỳ 31/12/2010

So sánh cuối kỳ và đầu kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+/- %

A. Các khoản phải thu 130 2.759.732.008 2.190.224.774 -569.507.234 79,36

1. Phải thu khách hàng 131 1.799.270.035 1.244.484.093 -554.785.942 69,17 2. Trả trước cho người bán 132 497.748.529 444.731.500 -53.017.029 89,35 5. Phải thu khác 138 387.189.324 350.245.000 -36.944.324 90,46 6. Dự phòng p. thu khó đòi 139 75.524.120 150.764.181 75.240.061 199,62

B.Nợ phải trả 300 953.504.312 1.308.333.363 354.829.051 137,21

I. Nợ ngắn hạn 310 643.504.312 1.258.333.363 614.829.051 195,54

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 505.000.000 525.000.000 20.000.000 103,96 2. Phải trả người bán 312 50.798.127 677.919.558 627.121.431 1.334,54 5. Phải trả công nhân viên 315 50.000.000 -50.000.000 0,00 9. Các khoản phải trả, phải

nộp khác 319 37.706.185 55.413.805 17.707.620 146,96

II. Nợ dài hạn 320 310.000.000 50.000.000 -260.000.000 16,13

4. Vay và nợ dài hạn 324 310.000.000 50.000.000 -260.000.000 16,13

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

46 46

Trước tình hình trên cho thấy, doanh nghiệp cần tăng cường khả năng thu hồi vốn và dựa vào tiềm lực tài chính của mình để trang trải cho các khoản nợ, tránh bị sức ép từ các khoản nợ và giảm tình trạng số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá lâu.

2.6.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty .

Khả năng thanh toán của công ty được phân tích qua các chỉ tiêu sau:

a,Vốn luân chuyển

Để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ đủ lượng hàng tồn kho đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, thuận lợi, doanh nghiệp phải luôn duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý. Vốn luân chuyển của doanh nghiệp phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền hoặc sử dụng trong vòng một niên độ kế toán mà không đòi hỏi sự chi trả trong thời gian ngắn.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn ; đồng (2-18) b, Hệ số thanh toán ngắn hạn (KTTNH).

Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn.

KTTNH = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn ,đ/đ (2-19)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH NĂM 2010 (Trang 45 - 47)