Bài học kinh nghiệm về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN (Trang 50 - 52)

- Về thành phần và đặc điểm của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại:

2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mạ

Từ những kết quả đạt được và qua phân tích những hạn chế, có thể rút ra một số bài học trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan như sau:

1. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại, hậu quả của của tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại đối với nền kinh tế - xã hội, xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trước

ngành, trước đất nước trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại phòng ngừa và ngăn chặn tối đa các hành vi phạm phạm pháp luật Hải quan khác. Công tác vận động quần chúng không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải nhận thức rõ về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại là vì lợi ích chung của đất nước, của toàn thể xã hội.

Việc triển khai hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải quan phải được thực hiện gắn kết chặt chẽ với các chương trình kinh tế - xã hội khác, như: Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn xã hội; chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nhân dân lao động; các chính sách ưu đãi khác.

2. Vai trò thường trực, tham mưu, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) là rất quan trọng, ở địa bàn nào mà lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn và được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp và tổ chức thực hiện thì nơi đó hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả.

Thường xuyên thực hiện và coi trọng công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện. Nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo; biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác; kiên quyết, nghiêm minh trong việc xử lý các hành vi sai phạm.

3. Duy trì và thực hiện tốt công tác hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng chức năng khác, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tại địa bàn. Chú trọng và quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức thừa hành để cập nhật, nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại.

4. Phải có cơ chế, chính sách phù hợp với lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại để cán bộ, công chức thuộc lực lượng này yên

tâm công tác. Đồng thời phải không ngừng củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng kiểm soát chống buôn lậu đủ mạnh về số lượng, năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và các trang thiết bị phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu địa bàn hoạt động hải quan để ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại trong phạm vi cửa khẩu và địa bàn hải quan.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w