Kết quả và hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Ngành Hải quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN (Trang 35 - 42)

thương mại của Ngành Hải quan

2.3.1. Kết quả

Thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trong điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc, với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn nhưng ngành Hải quan đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại:

* Kịp thời ngăn chặn có hiệu quả nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại

Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương mại qua công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan từ 2002 - 6 tháng đầu năm 2008 của toàn ngành hải quan như sau:

Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008

Năm

Buôn lậu Gian lận thương mại

Số vụ Trị giá (tỷ đồng) Số vụ Trị giá (tỷ đồng) 2002 2.716 89,1 1.541 41,25 2003 6.153 225,8 650 36,7 2004 5.116 214,6 660 47,8 2005 3.654 243,1 669 128,5 2006 4.026 111,091 322 200,148 2007 1.769 250,146 440 63,094 Sáu tháng năm 2008 868 24,294 182 59,294

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm soát Hải quan năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và sáu tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Hải quan).

Như vậy, tùy từng giai đoạn, gắn với điều kiện cụ thể, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại thay đổi về tính chất, cơ cấu cũng như các phương thức, thủ đoạn thông qua số vụ việc, giá trị vi phạm mà cơ quan hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý. Điển hình là từ ngày 01/01/2006, ngành Hải quan chính thức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, theo đó quy trình thủ tục hải quan được thay đổi, điều chỉnh theo hướng thông thoáng hơn, cụ thể: Hàng hoá xuất nhập khẩu được phân luồng kiểm tra căn cứ vào các tiêu chí quản lý rủi ro và các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn. So với năm 2005, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu giảm 35,8%; thời gian thông quan trung bình đối với 1 lô hàng xuất nhập khẩu rút ngắn gần 5 lần. Lợi dụng sự thông thoáng này các phương thức buôn lậu, gian lận thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan mới, lợi dụng sự thay đổi chính sách mặt hàng, chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu,... một số chủ hàng lợi dụng sự ưu đãi miễn kiểm tra đối với chủ

hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan để gian lận, trốn thuế như: giả mạo hồ sơ, chứng từ; khai báo sai tên hàng hoặc khi báo đúng tên hàng nhưng khai báo sai thuế suất,....Đây cũng là xu hướng vi phạm phổ biến hiện nay.

Từ đầu năm 2008 đến nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quyết định 745/QĐ - BTC, ngày 28/4/2008 thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm ổn định thị trường, chống lạm phát năm 2008. Tổng cục hải quan đã ra chỉ thị số 1007/CT-TCHQ, ngày 18 tháng 4 năm 2008 về việc tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế. Tiếp theo, ngày 15 tháng 5 năm 2008, Tổng cục Hải quan lại tiếp tục ban hành công văn 2226/TCHQ-VP về việc triển khai thực hiện quyết định 745/QĐ-BTC và Chỉ thị 1007/CT-TCHQ nêu trên. Tổng cục Hải quan đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị nghiệp vụ thuộc Cơ quan Tổng cục, Cục Hải quan địa phương, Chi cục Hải quan định hướng hàng loạt các biện pháp cụ thể để chống thất thu thuế, gian lận thương mại như: Quán triệt tư tưởng cho cán bộ, công chức; có biện pháp thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin cho các Chi cục Hải quan; áp mã số với những hàng hóa nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng hóa có mã chưa thống nhất giữa các Chi cục; kiểm tra tính xác thực của của C/O; tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với nhóm hàng trọng điểm có thuế suất cao, kim ngạch lớn; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Hải quan và doanh nghiệp;.... Thực hiện quyết liệt các biện pháp cụ thể trên, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế của ngành Hải quan đã tăng lên rõ rệt. Nếu so sánh số liệu thống kê kết quả phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại giữa sáu tháng đầu năm 2008 và cùng kỳ năm 2007, cụ thể như sau:

Bảng 2.2 - So sánh kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại giữa 6 tháng đầu năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2007

Kết quả Sáu tháng đầu

2007

Sáu tháng đầu

2008 So sánh (2008/2007)

(tỷ đồng) (tỷ đồng)

(+, -) (%) (+, -) (%)

Buôn lậu 863 13,319 868 24,294 03 5% 10,975 182%

Gian lận

thương mại 226 10,077 182 59,294 -44 - 80% 49,217 488%

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm soát Hải quan sáu tháng đầu năm 2007 và sáu tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Hải quan).

Qua bảng trên cho thấy: Số vụ buôn lậu tăng lên 5%, trị giá vi phạm tăng 182 % ; số vụ gian lận thương mại giảm tới 80% trong khi trị giá vi phạm tăng 488%. Ngoài ra còn thấy chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 toàn ngành Hải quan đã phát hiện, xử lý các vụ gian lận thương mại với trị giá vi phạm gần tương đương với cả năm 2007 (khoảng 94%). Như vậy việc tích cực triển khai thống nhất, đồng bộ các biện pháp thực hiện của các đơn vị nghiệp vụ ở từng cấp đã mang lại những hiệu hết sức to lớn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong sáu tháng đầu năm 2008.

* Việc bắt giữ, xử lý nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

Từ thực tiễn hoạt động cho thấy tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại ngày càng phức tạp, tinh vi. Ngoài việc xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế thì các năm qua, ngành Hải quan cũng đã tiến hành khởi tố một số vụ án theo thẩm quyền, cụ thể năm 2003: 45 vụ, năm 2004: 47 vụ, năm 2005: 52 vụ, năm 2006: 41 vụ. So với tổng số vụ việc mà toàn ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý thì tỷ lệ vụ việc khởi tố không cao (năm 2003 là 4,11%, năm 2004 là 4,14%, năm 2005 là 4,49%, năm 2006 là 3,37%) nhưng đã có tác dụng rất lớn ngăn ngừa, răn đe đối với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Kết quả, hiệu quả của công tác buôn lậu, gian lận thương mại không chỉ tính bằng giá trị vi phạm hay số tiền thu phạt hoặc bán đấu giá các tang vật, phương tiện vi phạm,.. mà thể hiện qua việc đưa các luồng hàng hóa bất hợp pháp, gian lận thuế vào làm thủ tục kê khai, nộp thuế đúng, đủ cho Nhà nước góp phần đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Điển hình là vụ việc buôn lậu thuốc tân dược tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh (YTECO) - Một trong những doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm lớn nhất khu vực Miền Nam. Qua các hoạt động điều tra, xác minh cho thấy, trong nhiều năm đã thực hiện thủ đoạn cạo sửa, giả mạo giấy phép của Nhà nước (Cục Quản lý dược - Bộ Y tế) để nhập khẩu tân dược với trị giá trên 10 tỷ đồng, sửa đổi toa thuốc để trốn thuế với giá trị lớn. Cục Điều tra chống buôn lậu đã tiến hành khởi tố vụ án và chuyển giao cho Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an (C15) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Như vậy, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ góp phần thực hiện tốt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu và đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước có nhiều biến động như đã phân tích ở phần trên.

* Qua công tác công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đã phát hiện những sơ hở thiếu sót trong chính sách quản lý thường bị lợi dụng, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện chính sách, quy trình thủ tục Hải quan cũng như các chính sách quản lý nhà nước khác

Thông qua công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đã phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quy trình thủ tục Hải quan cũng như các văn bản quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành; đặc biệt là các phương thức, thủ đoạn mới phát sinh. Ngành Hải quan đã ra những cảnh báo cho Hải quan địa phương, tiến hành sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung để ngăn chặn kịp thời.

Việc áp dụng quy trình thủ tục Hải quan mới theo quy định của Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã xuất hiện những bất cập, kẽ hở bị các đối tượng lợi dung để buôn lậu, gian lận thương mại. Thực tế trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu nổi lên tình trạng làm giả hồ sơ Hải quan và xuất khống hàng hóa để hợp thức nguyên liệu đầu vào nhập khẩu (đã tiêu thụ trong nước), từ kết quả phối hợp đấu tranh chuyên án giữa Cục Điều tra chống buôn lậu với Cục Hải quan Bình Dương (tháng 02/2006), với Cục Hải quan Hải phòng(tháng 5/2006) Tổng cục Hải quan đã có công văn 1373/TCHQ-ĐT, ngày 03/07/2006 cảnh báo Hải quan địa phương về phương thức, thủ đoạn làm giả hồ sơ Hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; công văn số 1522/TCHQ-ĐT, ngày 11/04/2006 cảnh báo các Hải quan địa phương về thủ đoạn gian lận qua hình thức nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời kiến nghị các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định có liên quan tới lĩnh vực quản lý này.

Qua vụ việc buôn lậu lá thuốc lá tại tỉnh Lào Cai, ngành Hải quan đã phát hiện việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải trong một thời gian dài thực hiện qua các lối mở, cửa khẩu phụ không đúng với quy định hiện hành về cửa khẩu biên giới quốc gia. Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5000/TCHQ-ĐT, ngày 25/08/2005 yêu cầu Hải quan địa phương chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Thông qua việc nghiên cứu chuyên đề chống gian lận qua việc áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu (mã HS), từ những vụ việc đã phát hiện cùng với việc tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng cục Hải quan có văn bản 4871/TCHQ-ĐT, ngày 29/9/2008 cảnh báo về một số trường hợp cố ý khai báo sai mã số hàng hóa, thay đổi địa điểm làm thủ tục Hải quan để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan đồng thời yêu cầu Hải quan địa phương tăng cường hoạt động thu thập và chuyển giao thông tin cho đơn vị chủ trì đầu mối đẻ xử lý theo quy định.

Song song với việc chủ động hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính, Chính Phủ hoàn thiện cơ chế quản lý Hải quan thì ngành Hải quan còn kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp.

Đầu năm 2006, tình trạng xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc diễn ra nghiêm trọng trên tuyến biển, đường bộ ngành Hải quan đã nhận thấy chính sách quản lý xuất khẩu quặng còn nhiều điểm bất cập, sơ hở mà các doanh nghiệp lợi dụng để xuất khẩu trái phép sang biên giới. Theo quy định của Thông tư 20/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp trước đây quy định về điều kiện doanh nghiệp được phép xuất khẩu quặng chỉ cần có giấp phép khai thác khoáng sản, giấy phép tận thu khoáng sản hoặc giấy phép chế biến khoáng sản. Do vậy, các doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để mua khoáng sản trái phép, trôi nổi sau đó dùng giấy phép của mình để làm thủ tục xuất khẩu đi Trung Quốc. Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Chính Phủ, Bộ Công nghiệp (cũ) xem xét, bổ sung quy định về xuất khẩu khoáng sản để hạn chế việc chảy máu khoáng sản sang Trung Quốc.

Từ kết quả một số vụ việc qua công tác kiểm tra sau thông quan, ngành Hải quan đã phát hiện và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý nhà nước về thẩm định dự án, kiểm tra sau cấp phép vai trò điều phối quản lý, kiểm tra của cơ quan cấp phép đầu tư của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (đặc biệt là đối với các tỉnh phía nam)...

* Về công tác nghiệp vụ đã làm rõ đối tượng và các phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN (Trang 35 - 42)