Thẩm định đánh giá khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK (Trang 30 - 34)

a, Thẩm định hồ sơ pháp lý của chủ dự án.

Cán bộ thẩm định xem xét kỹ các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của người vay vốn.

b, Thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các số liệu cần thiết, ít nhất là trong vòng ba năm gần đây của mình. Từ đó thấy được tình hình sản xuất kinh doanh, lỗ lãi qua từng thời kỳ.

Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính ba năm gần nhất: ST

T

Chỉ tiêu Kết quả qua qua các năm

Năm 3 Năm 2 Năm 1

1 Tình hình SXKD 1 - Tổng doanh thu 2 - Lợi nhuận ròng 2 Tình hình tài chính 1- Tổng tài sản 2- Tổng nguồn vốn 3 Các chỉ tiêu kinh tế 1- Tỷ suất lợi nhuận 2- Khả năng thanh toán 3- Hệ số tự tài trợ

Cán bộ thẩm định sẽ quan tâm nhiều đến khả năng tự cân đối vốn tài chính, khả năng thanh toán, tình hình công nợ của doanh nghiệp. Đây là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét tình hình tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược

lại, tình hình tài chính kém dẫn tới tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ dây dưa kéo dài.

Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá năng lực tài chính của chủ dự án (người cần vay):

* Về khả năng tự cân đối tài chính:

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hệ số tự tài trợ =

Tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng

=> Nếu hệ số tự tài trợ > 0,5 là tốt. Ngược lại, nếu hệ số này < 0,5 thì khả năng tự cân đối tài chính của doanh nghiệp là yếu, doanh nghiệp phải đi vay nợ nhiều, hệ số tài trợ càng nhỏ thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Năng lực đi vay =

Vốn thường xuyên

Vốn thường xuyên là nguồn vốn trung bình doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Một doanh nghiệp có năng lực tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay rất lớn. Hệ số này ≥ 0,5 thì đạt yêu cầu và ngược lại.

* Khả năng tự thanh toán:

Đây là chỉ số phản ánh tài chính của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản chi trả của mình. Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực này, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tổng tài sản của doanh nghiệp Khả năng thanh toán chung =

Hệ số này phản ánh chung khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp phải hoàn trả. Nếu hệ số này ≥ 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan và ngược lại.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Hệ số này cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp dùng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này ≥ 1 thì các khoản nợ ngắn hạn có thể được đảm bảo thanh toán và ngược lại.

Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp. Cũng như các chỉ tiêu về khả năng thanh toán trên, chỉ số này cũng phải

≥ 1 thì tốt. Song trên thực tế đối với các ngân hàng thương mại khi thẩm định cho vay thì chỉ số này chỉ cần ≥ 0,5 là đạt yêu cầu

Tài sảnài sản Chênh lệch tỷ giá

có + thiếu chờ + và chỉ số giá

lưu động xử lý chưa xử lý

Khả năng thanh toán =

cuối cùng Nợ ngắn hạn ngân hàng và - Các khoản các tổ chức kinh tế khác phải trả

Hệ số này cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp đối với việc trả nợ cuối cùng. Nếu hệ số này ≥ 1 thì coi như khả năng tài chính của doanh nghiệp là tạm ổn, nhưng nếu hệ số này mà < 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là xấu.

* Hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh

Đây là chỉ tiêu mà Ngân hàng luôn quan tâm bởi nó cho thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp mà kinh doanh không có lãi thì khả năng trả nợ gốc cho Ngân hàng là rất khó khăn chứ chưa nói đến trả lãi. Bởi vậy, việc nắm bắt nguồn trả nợ trong tương lai của khách hàng là rất cần thiết đối với cán bộ thẩm định. Để đánh giá được hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh người phân tích thường tính và xem xét những chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận = × 100 Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết rằng trong một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Khi dùng chỉ tiêu này phải tính cho một thời kỳ dài (khoảng ba năm liên tục). Nếu tỷ suất này có xu hướng tăng liên tục là

tốt, nó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng phát triển. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được dùng dự đoán khả năng sinh lợi trong tương lai.

Doanh thu thuần Hệ số quay vòng tài sản =

Tài sản vốn bình quân

Nói chung, hệ số quay vòng càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng có hiệu quả.

Tuy nhiên, khi đánh giá hai chỉ tiêu này cần kết hợp xem xét ngành kinh doanh và điều kiện kinh doanh thì kết quả có độ tin cậy cao hơn.

* Tình hình công nợ của doanh nghiệp

- Tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Tình hình thanh toán giữa người mua và người bán. - Tình hình nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.

Cũng có thể coi đây là bước đánh giá chung và cũng là cơ sở để cán bộ thẩm định dự án đầu tư định đưa ra những nhận xét tổng hợp về đối tượng cần vay vốn. Điều quan tâm của cán bộ thẩm định là tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính trong tương lai và ít nhất cũng là trong hiện tại. Do đó, cần nghiên cứu kỹ các số liệu kết hợp với các yếu tố khác có liên quan. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần hiểu rằng các tỷ số trên dù quan trọng đến đâu thì cũng không thể là cơ sở duy nhất cho việc ra quyết định tài trợ cho một dự án đầu tư của doanh nghiệp đó. Và đây chính là lý do tại sao cán bộ thẩm định lại phải tiến hành công việc tiếp theo của toàn bộ công tác thẩm định, đó là thực hiện thẩm định dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w