Thẩm định dự án đầu tư:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK (Trang 34 - 38)

Dưới giác độ của nhà tài trợ vốn, cán bộ ngân hàng thẩm định đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư và khả năng hoàn trả nợ vay của khách

hàng để quết định cho vay. Cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định lần lượt những nội dung sau:

• Cơ sở pháp lý của dự án đầu tư thể hiện qua mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương có liên quan đến đối tượng đầu tư của dự án, các quy hoạch phát triển của Chính phủ, địa phương có liên quan, giấy phép xây dựng (đối với những dự án có xây dựng), các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng, đánh giá về tác động môi trường có liên quan (nếu cần), giấy phép khai thác tài nguyên (đối với dự án có sử dụng tài nguyên, thiết kế, tổng dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu, hợp đồng thi công, báo cáo tiến độ thi công (đối với những công trình đã thi công).

• Thẩm định về thị trường: Thị trường cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường cung cập nguyên vật liệu cần xem xét là thi trường trong nước hay nước ngoài, nhà máy có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không, trữ lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, xem xét về địa điểm đặt nhà máy, các hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu, dự đoán thị trường đàu vào trong tương lai. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm cần xác định các yếu tố sau: Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm, các biện pháp tiêu thi, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng laọi sẵn có trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này.

• Thẩm định về tình hình tài chính của dự án: Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án. Ở nội dung này cần xem xét về nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án, hiệu quả tài chính của dự án. Nhu cầu vốn cần chia ra vốn đầu tư cơ bản cụ thể là vốn cho xây lắp, mua thiết bị, vốn dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí khác và vốn lưu động. Nguồn vốn đầu tư cũng chia ra vốn tự có và vốn vay, các lạo vốn khác (nếu có), trong vốn vay tiếp tục chia ra vay nội tệ, vay ngoại tệ và vay theo từng nguồn.

Để có cơ sở thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các số liệu của dự án, cơ chế chính sách hiện hành và kỹ năng của mình để kiểm tra, tính toán các chi phí, thu nhập có hợp lý không, đúng chế độ quy định của nhà nước không như sản lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với công suất khai thác hàng năm không, cơ cấu sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá bán hàng hoá, chi phí khấu hao, trả lãi tiền vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận…để từ đó lập bản tính toán về tài chính dự án của doanh nghiệp. Số liệu của bảng tính toán đó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, thẩm định hiệu quả về mật tài chính của dự án. Thường để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án, khi thẩm định thường sử dụng 4 phương pháp là phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số doanh lợi và thời gian thu hồi vốn. Những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao thì chủ yếu sử dụng hai phương pháp đầu, những dự án có vòng đời ngắn thì sử dụng hai phương pháp sau vừa đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng.

• Phân tích rủi ro của dự án: tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các loại rủi ro có thể gặp là rủi ro về tiến đọ thực hiện (đối với những dự án xây dựng), rủi ro về thi trường, rủi ro về môi trường và xã hội, rủi ro về kinh tế vĩ mô. Đối với mỗi loại rủi ro, cán bộ thẩm định tìm hiểu xem khách hàng đã dự liệu như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đánh giá lại hiệu qủa tài chính của dự án khi gặp rủi ro.

• Xem xét công nghệ và môi trường

Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ, may móc, thiết bị như; công nghệ này mới hay cũ, đã được kiểm nghiệm chưa, máy móc thiết bị có phù hợp với quy trình công nghệ, độ bền, chất lượng không, xuất xứ của thiết bị, công nghệ, độ khan hiếm của các phụ tùng thay thế, kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, công suất của máy móc có phù hợp với khả năng nguồn cung cấp vật liệu không, nguồn điện năng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình công nghệ ra sao.

Về môi trường: Xem xét các biện pháp xử lý các chất thải và ô nhiễm môi trường, các biện pháp giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực, các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường và khắc phục các sự cố môi trường.

• Xem xét khả năng tổ chức, quản lý

Khi thẩm định về phương diện tổ chức quản lý của chủ đầu tư cần lưu ý các yếu tố: Môi trường pháp lý của chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, năng lực trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý và các thành viên khác trong ban điều hành, mức độ am hiểu đối với ngành nghề định kinh doanh, trình độ chuyên môn của các phòng ban trong việc đảm đương nhiệm vụ, khả năng vận hành máy móc thiệt bị của đội ngũ công nhân kỹ thuật, mối quan hệ trong giao tiếp, tiếp thị, chính sách đối với công nhân lao động, chính sách khuyến khích sáng kiến kỹ thuật

• Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội: dự án góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương thế nào, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ ra sao, dự án tận dụng được lao động ở địa phương bao nhiêu, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước, áp dụng tiến bộ khoan học kỹ thuật, thay thế các sản phẩm nhập khẩu không, dự án có cải thiện môi sinh, môi trường khu vực…

Về biện pháp bảo đảm tiền vay: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài sản làm bảo đảm của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, cơ chế chính sách của doanh nghiệp để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; việc bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ.

Nhận xét và đề xuất sau thẩm định:

Sau khi thẩm định và xem xét các nội dung có liên quan đến dự án đầu tư, cán bộ thẩm định, tái thẩm định phải đưa ra các nhận xét: tính pháp lý của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ sở pháp lý của dự án đầu

tư, tài chính của dự án, biện pháp báo đảm tiền vay, các nhận xét khác có liên quan. Cán bộ thẩm định đưa ra các đề xuất: đề xuất cho vay hay không (nếu không cho vay phải nêu rõ lý do), phương thức cho vay, hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ (kể cả gốc và lãi), cách thức phát tiền vay, lãi xuất cho vay, thời gian ân hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay, các đề xuất khác.

1.4. Ví dụ thẩm định dự án đầu tư của PGD Long Biên thuộc chinhánh Thanh Quan ngân hàng TMCP nhà Hà Nội - Habubank

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK (Trang 34 - 38)