Phạm Bá Việt Đầu tư 48A
1.2.3.2 Nội dung thẩm định tài chính.
1.2.3.2.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư.
- Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn của dự án: + Vốn đầu tư xây dựng: Kiểm tra nhu cầu đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (dựa vào thực tế và các dự án đã triển khai tương tự).
+ Vốn đầu tư thiết bị: Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ nếu có.
+ Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: đối với các khoản mục chi phí này cần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục.
+ Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường.
Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính quá cao hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với các dự án tương tự).
Sau khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án. Việc này cần đặc biệt chú trọng đối với các công trình có thời gian xây dựng dài. Nó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án
- Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án:
+ Vốn tự có: Khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn.
+ Vốn nước ngoài: Xem xét khả năng thực hiện.
+ Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng, tiến độ thực hiện. + Các nguồn vốn khác
1.2.3.2.2 Thẩm định tính chính xác của tỷ suất chiết khấu.
Tỷ suất của dự án được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích , và được đưa về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai. Đồng thời việc tính toán chính xác tỷ suất “r” là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau này như: NPV, IRR…Do vậy việc thẩm định tính chính xác của tỷ suất “r” là rất quan trọng.
Để xác định tỷ suất “r” phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng dự án. Tỷ suất “r” được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Bởi vậy chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động.
+ Nếu vay vốn để đầu tư thì “r” là lãi suất vay.
+ Nếu vay vốn từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì “r” là lãi suất vay
bình quân từ các nguồn. Ký hiệu là r
. Công thức tính r như sau: ∑ ∑ = = = m k k m k k k Iv r Iv r 1 1 * Trong đó: Ivk: Là số vốn vay từ nguồn k rk : Là lãi suất vay từ nguồn k m: Số nguồn vay
1.2.3.2.3 Thẩm định dòng tiền của dự án.
- Thẩm định việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án: + Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…Cần xem xét sự hợp lý của các định mức sản xuất tiêu hao…Có so sánh với các định mức và các kinh nghiệm từ những dự án tương tự đang hoạt động.
+ Kiểm tra chi phí nhân công: Xem xét nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, thu nhập lao động so với các địa phương khác.
+ Kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao.
+ Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng (lãi vay dài hạn và ngắn hạn) và các khoản thuế của dự án.
- Thẩm định tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án. - Xác định dòng tiền của dự án:
Từ việc thẩm định tính toán các khoản ở trên ta xây dựng công thức tính dòng tiền như sau:
Để xác định dòng tiền hoạt động của dự án chúng ta xuất phát từ doanh thu và khấu trừ các khoản mục chi phí ra khỏi doanh thu ứng với từng năm của dự án. Cụ
-Chi phí ( không tính khấu hao và lãi vay) -Thu nhập trước khấu hao và trả lãi vay -khấu hao tài sản cố định
-Thu nhập trước khi đóng thuế và trả lãi vay -Lãi vay phải trả
-Thu nhập trước thuế sau khi trả lãi vay -Thu nhập sau thuế
-Lợi nhuận sau thuế
* Trong trường hợp vốn vay được trả hàng năm thì: Dòng tiền = LNST + Khấu hao - Trả vốn vay
* Trong trường hợp hoàn trả vốn vay dưới hình thức trả lãi hàng năm và trả gốc vào năm cuối của dự án thì:
Dòng tiền = LNST + khấu hao
1.2.3.2.4 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
-Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) :là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của
các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng 0. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.
+ Ý nghĩa: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hóa được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó.
+ Phương pháp tính: o n t t t CF k CF NPV − + = ∑ =1(1 ) Trong đó:
CFo: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định VĐT được bỏ ra 1 lần vào đầu năm thứ nhất của dự án.
CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án. n: Số năm thực hiện dự án.
k: Lãi suất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm. + Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trường hợp chỉ có một dự án, thì dự án chỉ được lựa chọn khi có NPV dương và loại bỏ nếu dự án có NPV âm. Trong trường hợp có nhiều dự án cần phải lựa chọn thì ta lựa chọn dự án có NPV dương là lớn nhất.
-Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc
biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng 0.
+ Ý nghĩa: IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu cố định là không thuyết phục vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi qua các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Do vậy, chỉ tiêu IRR – tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR. Để tính IRR, người ta tương lai hóa các dòng tiền ròng xuất hiện tại các mốc thời gian của dự án đến mốc n, sau đó tính tổng của toàn bộ giá trị tương lai. Bước tiếp theo là hiện tại hóa giá trị tổng thu được thông qua một mức lãi suất để cân bằng với vốn đầu tư bỏ ra ở mốc 0; mức lãi suất đó chính là IRR.
+ Phương pháp tính:
-Ngoài ra phương pháp nội suy cũng được sử dụng để tính IRR. Phương pháp này dựa trên tam giác đồng dạng. Người ta chọn hai giá trị chiết khấu sao cho một giá trị làm cho NPV âm, một giá trị làm cho NPV dương. IRR chính là giá trị giữa hai giá trị vừa chọn, làm cho NPV bằng 0. Công thức tính như sau:
21 1 1 2 1 1 ) ( NPV NPV k k NPV k IRR + − + =
Để tăng tính chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất chiết khấu được chọn không quá 5%.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
Trường hợp có một dự án ta lựa chọn dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án thì dự cho IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu thì dự án đó sẽ được chọn.
- Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi: là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính
bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.
+ Cách xác định: o n t t t CF k CF PI ∑ = + = 1(1 )
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.
PI cũng khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư
của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên, vì là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn PP: là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.
+ Ý nghĩa :PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Tuy nhiên, PP lại không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư. Giả sử một dự án có thời hạn 10 năm, PP = 5,5 năm nghĩa là sau 5 năm rưỡi thì đã thu hồi đủ vốn đầu tư, nhưng còn 4 năm rưỡi nữa dự án mới kết thúc. Rõ ràng, khả năng tạo ra thu nhập của dự án trong thời gian này không được phản ánh bởi chỉ tiêu PP.
+ Cách xác định:
Số VĐT còn lại cần được thu hồi
PP = n + --- Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó:
n: Là năm ngay trước năm thu hồi đủ VĐT + Tiêu chuẩn lựa chọn:
Khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho việc lựa chọn dự án theo PP. Vì mỗi dự án có mức độ rủi ro khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau. Do vậy thông thường PP chỉ được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung cho các chỉ tiêu khác hay để so sánh các dự án với nhau chứ không thể sử dụng một cách độc lập. Chỉ có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh lựa chọn các dự án mà có thời hạn như nhau, vốn đầu tư như nhau, mức độ rủi ro như nhau.