0
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Về nội dung thẩm định.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT (Trang 47 -49 )

- Như vậy từ các khoản đã được dự tín hở trên ta thiết lập bảng kết quả kinh doanh qua các năm Từ đó dự tính dòng tiền hàng năm:

Đơn vị: tỷ đồng.

1.4.2.1 Về nội dung thẩm định.

- Việc xem xét đánh giá các nội dung trong quy trình thẩm định còn mang tính sơ sài, đôi lúc còn mang nặng tính hình thức và cón nhiều điểm chưa hợp lý. Nhiều khi công tác thẩm định còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ chủ quan giữa chi nhánh và khách hàng. Do đó đến nay vẫn còn nhiều dự án ở tình trạng khó thu nợ hay nợ quá hạn không có khả năng thanh toán, buộc chi nhánh phải có các biện pháp tháo gỡ như gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay, thu nợ gốc trước thu lãi sau,… điều này trở thành gánh nặng đối với chi nhánh.

- Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả. Trong thẩm định tổng vốn đầu tư, cũng như cơ cấu tốc độ bỏ vốn đầu tư chi nhánh thường chỉ dựa vào dự toán của chủ đầu tư đưa ra trong dự án, mà chưa cân nhắc đánh giá lại một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Điều này gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chi nhánh trong tương lai.

- Việc thẩm định doanh thu của dự án, cán bộ thẩm định thường chỉ phân tích sản phẩm có được chấp nhận trên thị trường hay không, và cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định chỉ đặt giả thiết về giá bán sản phẩm chủ yếu dựa vào phương pháp đơn đặt hàng, chưa thực sự tiến hành phân tích các yếu tố cung cầu trên thị trường. Việc xác định chi phí và một số các khoản mục chi phí đôi khi còn bị chi nhánh bỏ qua hoặc chấp nhận định mức của chi phí do doanh nghiệp đưa ra. Điều này gây ảnh hưởng tới độ chuẩn mực của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và chi nhánh trong những trường hợp bất lợi của thị trường. Chi nhánh cần tránh rơi vào tình trạng này vì lợi ích của cả hai bên.

- Trong thẩm định tài chính dự án, một số chỉ tiêu như NPV, IRR, DSCR,… được dùng để đánh giá, xếp hạng dự án. Tuy đã được đề cập đến nhưng không được chi nhánh sử dụng một cách thường xuyên, thường chỉ dừng lại ở giai đoạn tính toán mà

tài chính khác. Giá trị thời gian của tiền không được đề cập đến trong nhiều dự án, chi nhánh thương chỉ chú trọng nhiều đến việc tính toán thời gian thu hồi vốn và xác định nguồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời dự án. Chính vì vậy, chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường có biến động về tài chính như lạm phát, biến động của nền kinh tế… Điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động tốt, có hiệu quả của chi nhánh

Công tác đào tạo cán bộ đã được chú trọng, tuy nhiên trong toàn bộ hệ thống chi nhánh không phải tất cả đều được đào tạo bài bản và nhiều người còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong một số lĩnh vực quan trọng cần cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn thì vẫn còn bị thiếu, chưa đáp ứng đúng và đủ với nhu cầu của chi nhánh. Chi nhánh đã tổ chức rất nhiều lớp đào tạo như: luật, tin học, các phương pháp mới trong ngành…tuy nhiên công tác đào tạo còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, mới chú trọng về học vị, trên lý thuyết. Chưa thực sự quan tâm đến đạo tạo đội ngũ cán bộ có trình độ thực sự.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT (Trang 47 -49 )

×