II. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh
1.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thẩm định rủi ro
Những hạn chế nêu trên trong công tác đánh giá rủi ro tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân từ chính ngân hàng… Xác định được những nguyên nhân trên, ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý nhằm khắc phục để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án xin vay vốn.
- Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp
+ Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường không muốn công khai minh bạch hoá tình hình tài chính của mình, họ thường dấu đi những mặt còn chưa đạt, bởi lẽ với một nền tài chính kém sáng sủa, các chỉ tiêu tài chính đạt chất lượng không cao sẽ là cản trở doanh nghiệp được vay vốn từ các tổ chức tài chính hay vay từ ngân hàng. Vì vậy, khi thực hiện công tác thẩm định rủi ro, cán bộ ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hay chỉ là đánh giá dựa trên những số liệu mà các doanh nghiệp cung cấp, đôi khi không biết thực tế như thế nào, do đó cán bộ ngân hàng thiếu thông tin để tiến hành đánh giá.
+ Việc kiểm tra dư nợ trong công tác thẩm định rủi ro tại Sở giao dịch I cũng gặp rất nhiều khó khăn, do các ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay vốn thường sẽ bảo mật thông tin cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng.
- Khó khăn từ chính bản thân ngân hàng
+ Do đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm định và đánh giá rủi ro đa phần là các cán bộ lâu năm, việc áp dụng khoa học công nghệ, hay những phần mêm chuyên dụng gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy đã làm giảm tiến độ của công việc đôi khi gây chậm trễ cho khách hàng. Còn đối với những cán bộ trẻ mời bước vào nghề, thiếu kinh nghiệm ảnh hưởng không ít đến quá trình thẩm định rủi ro. Mặt khác, trình độ nhiều nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, công tác quản lý thẩm định chưa hợp lý đã gây khó khăn cho công tác thâm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng.
+ Từ phía ngân hàng, việc thiếu các chỉ tiêu định mức để so sánh cũng như hiệu quả dự án đầu tư đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro của khách hàng hay dự án đầu tư xin vay vốn.
+ Quá trình đánh giá những nội dung phi tài chính của cán bộ thẩm định, chưa được chi tiết do thiếu hẳn những thông tin về mảng này. Nguyên nhân chính là do những chuyên môn họ được đào tạo không phải là nội dung đó. Các cán bộ tại Sở giao dịch I tham gia quá trình đánh giá rủi ro hầu hết là được học tập, tại các trường đại học
thuộc khối ngành kinh tế nên nắm rất chắc các vấn đề về tài chính; tuy nhiên đối với các mảng phi tài chính thì họ chưa được đào tạo thật bài bản mà chủ yếu là thông qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin.
- Một số nguyên nhân khác:
+ Đáng lẽ ra ngân hàng Nhà Nước phải có nhiệm vụ là đóng vai trò chủ đạo, định hướng và quản lý hỗ trợ cho các Ngân Hàng Thương Mại nhất là các ngân hàng mới thực hiện quá trình cổ phân hoá; tuy nhiên nhiệm vụ này đã và đang chưa được thực hiện thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn trở ngại trong quá trình hoạt động thẩm định đánh giá rủi ro của các ngân hàng xảy ra do các văn bản pháp quy về quy trình thẩm định dự án còn chưa được hoàn chỉnh hay được sửa đôi và đôi khi còn khác nhau giữa nhiều cấp ngành.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, Nhà Nước rất khuyến khích quá trình cổ phần hoá các ngân hàng Thương mại, và thành lập các ngân hàng cổ phần mới. Tuy nhiên điều này đã gây ra, sự cạnh tranh rất lớn trong nên kinh tế bởi lẽ số lượng các khách hàng tiềm năng là hạn chế. Chính vì sự cạnh tranh này, nên nhiều ngân hàng ít khi chia sẻ thông tin với nhau về các khách hàng của mình cũng như các hoạt động có liên quan. Mặc dù vậy nhằm giảm thiểu rủi ro với các quyết định cho vay bằng cách minh bạch các quan hệ tín dụng của khách hàng thật sự cần thiết phải có một kênh để liên kết thông tin giữa các ngân hàng.
+ Ở nhiều nước có nền tài chính phát triển hiệu quả thường có một tổ chức chuyên đứng ra đảm nhận việc đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này mà hầu hết là do Nhà Nước đứng ra giao nhiệm vụ. Ở nước ta thực sự chưa có một tổ chức nào như vậy, vì thế các ngân hàng hoạt động thiếu hẳn một kênh thông tin đáng tin cậy trong hoạt động thẩm định dự án cho vay vốn. Các hoạt động ấy như việc chấm điểm xếp hạng đánh giá doanh nhiệp vẫn chủ yếu do các ngân hàng tự đứng ra thực hiện theo văn bản hướng dẫn của chính bản thân ngân hàng.
Nhận xét:
Về bản chất rủi ro là một phạm trù mà bản thân nó không phải là đại lượng dễ đo lường; đồng thời cũng không thể giảm thiểu một cách tuyệt đối. Bởi trong các yếu tố phòng ngừa rủi ro lại tiềm ẩn không ít rủi ro. Các rủi ro lại muôn hình vạn trạng, tồn tại ở mọi yếu tố cấu thành lên dự án. Mặt khác từ khi chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự
án có vô số sự kiện xảy ra, do vậy đòi hỏi kinh nhgiệm và phương tiện hiện đại mới có thể dự báo chính xác được. Vì những đặc điểm nêu trên mà trong quá trình thẩm định rủi ro một dự án xin vay vốn, điều mà chúng ta có thể thực hiện được chỉ có thể là đánh giá một cách chính xác nhất có thể mà thôi, do đó thay vì việc chúng ta đi tìm biện pháp để triệt tiêu rủi ro chúng ta sẽ đi dự kiến các rủi ro có thể xảy ra để dự phòng và từ đó chế ngự nó.
Trong những năm qua, Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình, trong quá trình thẩm định dự án đã phát hiện khá chính xác những bất chắc có thể xảy ra, từ đó đo lường, và đánh giá những rủi ro đó. Bằng các phương tiện ngày một hiện đại, hệ thống thông tin đã được mở rộng và tiêu chuẩn hoá, đội ngũ cán bộ được chú trọng đào tạo…nhờ vậy mà cong tác phân tích đánh giá rủi ro ngày một trở nên chính xác hơn, và theo đó chất lượng thẩm định dự án ngày một đảm bảo.