Những tồn tại cần khắc khắc phục

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong (Trang 46 - 50)

II. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

1.4.2 Những tồn tại cần khắc khắc phục

1.4.2.1 Hạn chế về quy trình đánh giá

Đối với hoạt động cho vay tại sở giao dịch I ngân hàng Công Thương, công tác thẩm định và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo một sự tăng trưởng, bền vững. Tuy vậy, quy trình tổng hợp rủi ro mà cán bộ tại Sở đang sử dụng còn sơ sài và chưa cụ thể. Những chỉ tiêu định tính được đánh giá qua loa, nên đa số các dự án vay vốn đều khả thi trong đó rủi ro là có. Mặt khác, trong quy trình đánh giá rủi ro chưa có phân biệt thứ tự quan trọng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá.

1.4.2.2 Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro

Đối với phương pháp đánh giá rủi ro tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương, việc đưa ra những quy định hướng dẫn về phân tích, đánh giá rủi ro nói chung còn thể hiện rõ tính chất quy phạm nhất định. Hơn nữa các nội dung mà phương pháp phân tích đưa ra chưa thể hiện được đẩy đủ quan điểm hệ thống và mối liên hệ logic chặt chẽ. Các phương pháp phân tích rủi ro cho thấy cán bộ thẩm định rủi ro chỉ phân tích rủi ro dự án ở trạng thái tĩnh là chủ yếu.

Đối với phương pháp định tính mà Sở giao dịch I sử dụng để đánh giá rủi ro về cơ bản đã xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên các khía cạnh mới chỉ được xem xét độc lập và chưa được đánh giá tương quan với các khía cạnh khác.

Đối với phương pháp phân tích độ nhạy khi ngân hàng sử dụng để định lượng rủi ro đối với dự án đầu tư, ngân hàng đã không tính đến mối quan hệ giữa các yếu tố, ví dụ như giá và sản lượng có quan hệ với nhau. Hơn nữa, trong quá trình phân tích độ nhạy của dự án đầu tư, chỉ một vài nhân tố thay đổi, các nhân tố khác giữ nguyên do vậy kết quả phân tích không phản ánh đúng thực tế của dự án. Thêm vào đó, phương pháp này còn không tính đến xác suất xảy ra các biến cố, việc phân tích còn mang tính chất tổng quát sơ sài, chưa tính toán một cách toàn diện và cụ thể các rủi ro xảy ra vì vậy kết quả phân tích độ nhạy chỉ được coi là tài liệu tham khảo.

Cán bộ thẩm định rủi ro tại Sở giao dịch I, thường chú trọng đến những yếu tố biến động lớn như giá bán sản phẩm, tổng chi phí, doanh thu…mà it chú ý đến những yếu tố có sự thay đổi so với dự toán như tổng vốn đầu tư…

Việc phân tích rủi ro hầu hết được thực hiện bằng phương pháp thủ công, số lượng các phương pháp làm căn cứ phân tích, đánh giá dự án không nhiều song thực tế cũng chưa đầy đủ, đúng mức hoặc không đúng như các phương pháp đã được quy định.

Chính vì vậy, cán bộ thẩm định cần đánh giá kỹ càng hơn nữa tấc động của những yếu tố này khi có sự thay đổi, để đảm bảo sự chính xác trong công tác đánh giá rủi ro tại Sở giao dịch I.

1.4.2.3 Hạn chế về nội dung phân tích rủi ro

- Thứ nhất, đối với việc xác định nhu cầu vốn đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, khí đánh giá lại nhu cầu vốn đầu tư, cán bộ ngân hàng phải dựa vào kinh nghiệm thẩm định và dự toán của chủ đầu tư, trong khi các dự án mới, với việc sử dụng máy móc thiết bị ít, các cán bộ thẩm định thường rất khó khăn trong việc đánh giá chính xác nhu cầu thực sự về vốn đầu tư của dự án. Do vậy, khả năng xảy ra rủi ro về vốn đầu tư không hợp lý là rất có thể xảy ra.

- Thứ hai, việc tính toán hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí dự kiến của dự án gặp rất nhiều khó khăn. Những yếu tố cấu thành doanh thu gồm có giá cả bán sản phẩm, công suất dự kiến của dự án cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị trường. Mà các thông số này được dựa vào sự chấp nhận theo dự toán của chủ đầu tư. Như yếu tố giá bán sản phẩm được xác định theo sự tham khảo giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường kết hợp với kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Mặt khác, việc dự báo giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án theo cung cầu thị trường trong tương lai còn gặp nhiều hạn chế, thiếu chính xác và độ tin cậy còn chưa cao. Còn đối với yếu tố chi phí của dự án, cũng dựa trên ý kiến chủ quan của con người là chủ yếu, như một số loại chi phí về quản lý doanh nghiệp, chi phí vận hành thường là chấp nhận theo dự toán của chủ đầu tư. Do vậy, các thông số mà chủ đầu tư đưa ra là hoàn toàn mong manh khi mà thực tế thì con người không thể lường trước được sẽ thay đổi như thế nào? Hơn nữa, việc điều chỉnh chi phí này, sẽ liên quan đến kết quả của việc phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chủ đầu tư hình thành. Chình vì vậy, đó là sự tiềm tàng những rủi ro trong phân tích hiệu quả tìa chính của dự án đối với cán bộ thẩm định.

- Thứ ba, việc phân tích tài chính tưởng như khá đầy đủ và chi tiết nhưng lại dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu (NPV, IRR, T…) khi bỏ qua các yếu tố lạm phát và trượt giá. Do vậy, dự án sẽ có rủi ro khi gặp lạm phát, trượt giá là hoàn toàn có thể.

1.4.2.4 Hạn chế về trình độ công nghệ.

Hiện nay, Sở giao dịch I chưa có phần mềm riêng để hỗ trợ cho công tác thẩm định, do vậy các cán bộ thẩm định phải tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính bằng phần mềm excel, chính vì vậy đã kéo dài thời gian tính toán. Do vậy, các cán bộ thẩm định sẽ càng gặp khó khăn hơn khi phải thẩm định một dự án phức tạp.

1.4.2.5 Hạn chế về cán bộ

Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn của ngân hàng hầu hết đều là những người có kinh nghiệm, tuy nhiên do sự thận trọng quá cao khi đánh giá rủi ro nên một số dự án có khả thi đã không được xem xét thấu đáo nên đã vô tình bỏ qua và ngân hàng đã quyết định không cho vay vốn. Điều này đã gây ra một số vướng mắc cho ngân hàng.

Hoà cùng với tốc độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật như hiện nay, nhiều thành tựu tiên tiến đã được áp dụng trong ngân hàng như thiết bị và các phần mềm chuyên dụng…Tuy nhiên, với đa phần các cán bộ lâu năm tại ngân hàng việc áp dụng các tiến bộ khoa học đó còn nhiều hạn chế, do vậy khiến công tác thẩm định còn chưa thực sự linh hoạt, đôi khi gây khó khăn và chậm trễ cho khách hàng. Đồng thời với số lượng dự án tiếp cận ngày càng cao thì yêu cầu về tiến độ, chất lượng, tính chính xác của những báo cáo rủi ro sẽ giảm xuống.

Bên cạnh đó, những cán bộ trẻ tại Sở giao dịch I còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, khi giải quyết công việc còn nôn nóng mang tính chủ quan. Ngoài ra, đội ngũ nhân sự của phòng quản lý rủi ro còn khá mỏng nên khi cần thẩm định nhiều dự án sẽ gặp không ít khó khăn và đạt hiệu quả chưa thực sự như mong muốn.

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta đã trở thành một thành viên của WTO thì các hoạt động tài chính ngày càng diễn ra sôi động đan xen cả những cơ hội và thách thức. Chính vì vậy, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn là rất khó khăn và đòi hỏi yêu cầu ngày càng cấp thiết về mọi mặt. Những gì mà công tác đánh giá rủi ro tại sở giao dịch I đã đạt được trong thời gian qua là rât đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cần có những biện pháp khắc phục thật sự thiết thực và hiệu quả để có thể giải quyết những hạn chế và tồn tại nêu trên. Điều này, sẽ giúp ngân hàng ngày càng phát triển đi lên một cách an toàn, bên

vững, hiệu quả để trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn mạnh ở nước ta cũng như vươn ra thì trường quốc tế.

1.4.2.6 Hạn chế về mặt thông tin

Để công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đạt được hiệu quả và chính xác từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn thì điều quan trọng bậc nhất là công tác thu thập và xử lý thông tin. Tuy nhiên, tại Sở giao dịch I thì công tác trên vẫn chưa thực hiện thật hiệu quả, bởi lẽ nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập được từ các dự án có chất lượng không cao. Lý do chính là việc thu thập thông tin của các cán bộ vẫn chủ yếu dựa trên thông tin cơ bản do khách hàng cung cấp, bởi các thông tin đó thường chưa qua quá trình kiểm tra kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền, do vậy độ tin cậy chưa cao. Thêm vào đó, những thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được mới chỉ dừng lại ở việc xem xét doanh nghiệp và tìm kiếm trong sổ sách giao dịch… Vì thế, xuất hiện sự thiếu hụt các nguồn thông tin về các nội dung như: thị trường tiêu thụ, tác động môi trường, nguồn cung cấp…; Nên quá trình đánh giá thị trường tại Sở còn mang tính hình thức và thiếu cơ sở tin cậy.

Hiện nay, cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I đã có sự khai thác thông tin từ nhiều nguồn, giúp nguồn thông tin thu thập được chính xác hơn. Bởi lẽ, bên cạnh nguồn thông tin có tính chất chủ quan từ phía khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải khai thác thông tin trên mạng internet hoặc số liệu thống kê của các cơ quan trung ương. Tuy nhiên, những hạn chế về công tác thu thập thông tin vẫn còn tồn tại đó là: đối với nguồn số liệu thống kê về thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thường chưa được cập nhật đầy đủ nên tính hữu dụng còn thấp; độ tin cậy chưa cao đối với các thông tin được thu thập được trên Internet bởi đa phần các thông tin đó chưa có cơ quan nào đứng ra đánh giá và ra xác nhận.

Những vấn đề về thu thập thông tin còn nhiều bát cập dẫn đến “sự lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức” do các doanh nghiệp vay vốn thực hiện trái với những cam kết sau khi nhận được khoản tiền vay từ ngân hàng, đưa đến việc khó có thể hoàn trả vốn vay gây rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w