Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong (Trang 42 - 46)

II. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

1.4.1Những kết quả đạt được

1.4.1.1 Về quy trình đánh giá rủi ro

Trong hoạt động cho vay tại ngân hàng, việc đánh giá và nhận diện rủi ro một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng và khoa học sẽ làm giảm những rủi ro không đáng có đối với một dự án đầu tư mà ngân hàng gặp phải. Một dự án đầu tư xin vay vốn, đều được đánh giá theo một quy trình nghiệp vụ nhất định. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành nghiêm túc việc xác định rủi ro của một dự án theo một trình tự và phương pháp định sẵn sẽ được tiến hành sau khi nhận và thu thập đủ hồ sơ dự án.

Đối với sở giao dịch I, công tác thẩm định rủi ro luôn đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn thẩm định và nhanh chóng trả lời khách hàng vay vốn, để giúp cho các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư của mình. Trong công tác thẩm định rủi ro, ngân hàng chú ý hơn cả là khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoàn trả vốn vay, khả năng sinh lời của dự án, cũng như thời gian trả nợ vốn vay… Sở luôn cố gắng thực hiện một cách rõ ràng minh bạch nhất để đảm bảo có thể đưa ra quyết định chính xác phục vụ cho lợi ích của khách hàng và ngân hàng.

1.4.1.2 Về phương pháp phân tích rủi ro

Ngân hàng đã áp dụng nhiều phương pháp trong thẩm định rủi ro nhằm xác định một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác nhất các rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án.

+ Phương pháp định tính xác định rủi ro xảy ra trong trường hợp nào, có ảnh hưởng như thế nào, từ đó cán bộ thẩm định có thể đưa ra được biện pháp trực tiếp và cụ thể cho từng loại rủi ro đó.

+ Đối với phương pháp định lượng bằng phân tích độ nhạy: Xác định được nhân tố nào tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư, để từ đó có sự đánh giá phù hợp. Việc sử dụng phương pháp này đã hạn chế được những rủi ro không lường trước, cũng như hạn chế được sự tác động của các yếu tố bất định đối với dự án. Cán bộ thẩm định đánh giá rủi ro đối với dự án, bằng cách kết hợp các khả năng khác nhau, tìm kiếm giải pháp để đạt được mục tiêu về hiệu quả nhưng phải giới hạn sự nhạy cảm đối với rủi ro.

+ Đối với phương pháp thẩm định theo trình tự: Rủi ro được đánh giá theo các bước từ chi tiết đến tổng hợp. Bằng cách đánh giá các khía cạnh của dự án như: Pháp lý, thị trường, tổng vốn đầu tư, tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn…từ đó tổng hợp lại các nhóm rủi ro chung của dự án. Điều này đảm bảo tính chuyên sâu hơn nữa trong công tác nhận diện và đánh giá rủi ro nhất là các rủi ro tiềm ẩn, bên cạnh đó giúp tránh việc phải đánh giá lại các rủi ro. Hơn nữa, rủi ro của dự án được đánh giá một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn tránh việc đánh giá thiên lệch về một khía cạnh nào đó mà bỏ qua các khía cạnh khác.

Phương pháp dự báo: Cán bộ thẩm định sẽ xác định được những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án, thông qua công tác dự báo. Từ đó, có cái nhìn tổng thể về dự án, và đưa ra những biện pháp để giảm thiểu rủi ro, để hạn chế mức tối đa mức độ ảnh hưởng của nó đến dự án.

1.4.1.3 Về nội dung phân tích

Các dự án được đánh giá định tình đầy đủ các phương diện, để từ đó định tính đưa ra được cái nhìn cơ bản về chủ đầu tư, về dự án và góp phần đưa ra quyết định xem ngân hàng có nên cho vay vốn hay không?

Đối với phương pháp định lượng qua phân tích độ nhạy các dự án đã được đánh giá rủi ro một cách khách quan hơn qua một hệ thống bảng biểu chỉ tiết về doanh thu, chi phí lãi vay, khấu hao…Kết luận đưa ra dự trên các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, DSCR….Do vậy nội dung phân tích định lượng được xem như khá đầy đủ và đa dạng. Bao gồm: Rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro thị trường, rủi ro thu thập, thanh toán, rủi ro về cung cấp, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro về kỹ thuật vận hành bảo trì, rủi ro về xây dựng hoàn tất, rủi ro về môi trường xã hội, rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng.

1.4.1.4 Về trình độ công nghệ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sở được xây dựng trên một phần mềm chuyên dụng và có tính bảo mật cao. Bên cạnh đó ngân hàng còn trang bị những phần mềm có những chức năng ưu việt như: hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị.

Ngoài ra ngân hàng đã xây dựng đường truyền hội sở và các chi nhánh, điều này đảm bảo phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý chung. Do vậy, hoạt động hệ thống công nghệ thống tin cơ bản đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn trang bị các trang thiết bị khá đầy đủ và tiện lợi như: các phương tiện thống tin liên lạc để liên lạc với khách hàng và các ngân hàng khác trong việc trao đổi thống tin, hệ thống máy tính được nối mạng 100% cho các cán bộ để tiện lợi cho việc thu thập và tìm kiếm thống tin để phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý rủi ro.

Bên cạnh đó, ngân hàng đã trang bị cho toàn hệ thống các phần mềm có bản quyền cho như phần mềm Windows XP, CDSL Orande, IBM AIX 5.3…

1.4.1.5 Về đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác thẩm định ở Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương là một đội ngũ những cán bộ có trình độ đại học trở lên, dày dặn kinh nghiệm, sáng tạo trong công việc, có tinh thần làm việc cao, có trách nhiệm với công việc. Hàng năm các cán bộ thẩm định thường xuyên được tham gia vào những khoá học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thẩm định. Bên cạnh đó thường xuyên có các buổi toạ đàm, thoả thuận nghiệp vụ, Sở cũng cần tổ chức những khoá học ngắn ngày hoặc cử cán bộ đi tập huấn và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để nâng trình độ của cán bộ.

Công tác phân tích đánh giá rủi ro ngày càng được chú trọng và có hiệu quả. Do vậy cán bộ ở Sở không ngừng nâng cao nghiệp vụ để đánh giá một cách chính xác nhất, nâng cao uy tín cho ngân hàng.

Ở Sở cán bộ thẩm định được chia thành từng nhóm và chịu trách nhiệm một số lĩnh vực xác định. Chính vì việc chuyên môn hoá này đã cho thấy hiệu quả trong công tác thẩm định tại Sở.

1.4.1.6 Về thông tin

+ Về công tác thu thập thông tin:

Cán bộ thẩm định ở Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương đã thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng cũng như dự án của khách hàng thông qua hồ sơ dự án, ngoài ra cán bộ thẩm định ngân hàng đã thu thập thêm thông tin từ việc đi khảo sát thực tế từ trên mạng. Mặt khác, cán bộ thẩm định đã biết bám sát thực tế, không ngừng trau dồi kiến thức, xây dựng các kênh thu nhận thông tin kịp thời và hiệu quả. Một mặt, tìm hiểu thêm thông tin thực tế ngoài xã hội, mặt khác ra sức học hỏi cũng như tìm hiểu thông tin chuyên sâu, thường xuyên nghiên cứu luật và chính sách của nhà nước. Hơn nữa, công tác dự báo cũng ngày được chú trọng, cán bộ thẩm định ở sở giao dịch Ngân hàng Công Thương thường xuyên có những buổi toạ đàm, thảo luận để nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ đồng thời áp dụng một số mô hình thống kê vào dự báo rủi ro của dự án do vậy chất lượng thẩm định ở ngân hàng ngày càng được nâng cao.

+ Về công tác xử lý thông tin

Thông tin thu thập về được cán bộ thẩm định xem xét kỹ càng về mọi khía cạnh, sau đó sẽ trình duyệt ban lãnh đạo Ngân hàng để có kết quả thẩm định chính xác hơn nữa. Trong đó công tác xử lý thông tin được các cán bộ thẩm định thực hiện chuyên nghiệp thông qua việc áp dụng các phương pháp thẩm định và cùng với việc sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng để tính toán.

+ Về công tác lưu trữ thông tin

Các cán bộ ngân hàng sẽ lưu giữ thông tin về từng dự án cụ thể được để trong hộp tài liệu riêng biệt và được sắp xếp một cách có khoa học để đảm bảo dễ dàng cho việc tìm kiếm hồ sơ dự án khi cần thiết. Mặt khác, dự án còn được lưu trữ trên máy tính của cán bộ thẩm định ngân hàng, nên thông tin được lưu trữ khá tốt đảm bảo độ an toàn cho thông tin.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong (Trang 42 - 46)