Các biện pháp của toà áp dụng trong hoàn cảnh khó khăn.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại (Trang 89 - 91)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

7. Các biện pháp của toà áp dụng trong hoàn cảnh khó khăn.

Theo Khoản (4) của Điều 6.2.3 Toà án nếu xác nhận có hoàn cảnh khó khăn, có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau.

Khả năng trước tiên là chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, vì việc chấm dứt hợp đồng khi này không phải là do sự vi phạm của một bên, vì tính chất của nó khác với những qui định về việc chấm dứt hợp đồng nói chung (Điều 7.3.1 et seq). Nên Khoản (4) (a) qui định rằng việc chấm dứt sẽ xảy ra " vào ngày và theo các điều kiện được toà án xác định".

Một khả năng khác là tòa có thể sửa đổi hợp đồng nhằm lập lại sự cân bằng của nó (khoản 4 (b)). Để làm như vậy, toà sẽ tìm cách phân chia công bằng về các khoản lỗ giữa bị hai bên. Điều này còn phụ thuộc vào bản chất của hoàn cảnh khó khăn, có liên quan đến cả việc sửa đổi giá cả. Tuy nhiên, nếu có thể, việc sửa đổi sẽ không cần thiết phải phản ánh đầy đủ các khoản lỗ phát sinh bởi sự thay đổi hoàn cảnh, vì toà sẽ phải xem xét giới hạn rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu và giới hạn hợp lý để bên có quyền hưởng được lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia.

Khoản (4) của Điều 6.2.3 qui định rõ ràng tòa có thể chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng chỉ khi

điều này là hợp lý. Cũng có trường hợp việc sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng đều không thích hợp với thực tế khi đó. Toà án sẽ tuyên các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hay tiến hành thêm các cuộc đàm phán để thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng.

Ví dụ

3, A một công ty xuất nhập khẩu, ký hợp đồng cung ứng mặt hàng bia hơi trong 3 năm cho B - một công ty nhập khẩu tại nước X, cấm bán và tiêu thụ các loại đồ uống có cồn. Ngay lập tức 1.B viện đến hoàn cảnh khó khăn và yêu cầu A thương lượng lại hợp đồng, A công nhận hoàn cảnh khó khăn đã xảy ra, nhưng từ chối chập nhận sửa đổi hợp đồng theo đề nghị của B. Sau một tháng thảo luận không thành công B nhờđến toà

Nếu B chính sách khả năng bán bia tại một nước láng giềng với một giá thấp đáng kể, toà có thể quyết định duy trì hợp đồng nhưng giảm giá thành thoả thuận.

thời yêu cầu B thanh toán cho A lô hàng sau cùng đang trên đường gởi đến.

CHƯƠNG VII: KHÔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Mục 1: Quy định chung Mục 1: Quy định chung

Điều 7.1.1

(Định nghĩa việc không thực hiện hợp đồng)

Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm.

BÌNH LUẬN

Điều 7.1.1 định nghĩa việc "không thực hiện" theo cách lý giải của PICC. ởđiều này cần lưu ý

đặc biệt đến hai đặc tính của định nghĩa.

Trước tiên là việc "không thực hiện" được định nghĩa gồm tất cả các hình thức có thực hiện nhưng không đúng như giao kết cũng như hoàn toàn không thực hiện. Vì thế nếu một nhà xây dựng khi xây dựng một toà nhà một phần theo đúng hợp đồng và một phần không theo đúng hợp đồng, hoặc hoàn thành toà nhà trễ, thì bị coi là vi phạm hợp đồng (không thực hiện hợp đồng)

Đặc tính thứ hai trong mục đích của PICC là khái niệm "không thực hiện" bao gồm cả việc không thực hiện được miễn trừ trách nhiệm hay không được miễn trách.

Nếu là do lỗi của bên kia, việc không thực hiện miễn trách (xem Điều 7.1.2 (Sự can thiệp của bên kia) và 7.1.3 (Huỷ bỏ việc thực hiện) hoặc vì các sự kiện bất ngờ bên ngoài (Điều 7.1.7 (Bất khả kháng). Một bên không có quyền đòi bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên kia phải thực hiện một nghĩa vụ cụ thể nào, khi bên kia được miễn trách về việc không thực hiện, nhưng thông thường bên không nhận được việc thực hiện sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng, dù cho việc không thực hiện có được miễn trách nhiệm hay không. Xem Điều 7.3.1 et seq. và bình luận.

PICC không có điều khoản chung nào đưa ra một biện pháp xử lý cho mọi trường hợp không thực hiện. Một biện pháp xử lý chỉ áp dụng cho các trường hợp không gây mâu thuẫn về mặt logic. Vì vậy nói chung, một bên thành công việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng sẽ mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng không có lý do gì mà bên bị thiệt hại29 không thể vừa chấm dứt hợp

đồng do bên kia vi phạm hợp đồng vừa đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Xem Điều 7.2.5 (thay đổi biện pháp xử lý), Điều 7.3.5 (Các hậu quả của việc chấm dứt nói chung, và Điều7.3.5 (Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại).

Điều 7.1.2

(Sự can thiệp của một bên)

Một bên không thể không thực hiện nghĩa vụ của mình vì lý do bên kia không thực hiện nghĩa vụ của họ, nếu như việc không thực hiện của bên kia là do hành động hay không hành động (bất tác vi) của mình hoặc từ những sự việc mà mình phải chịu rủi ro.

BÌNH LUẬN

1. Việc không thực hiện nghĩa vụ gây ra do hành vi hoặc bất tác vi của bên viện dẫn việc không thực hiện.

Điều 7.1.2 quy định một trong những trường hợp không thực hiện nghĩa vụđược miễn trách, mà còn hoàn toàn không bị coi là vi phạm hợp đồng. Vì thế, bên kia không được phép chấm dứt hợp đồng với lý do bên này không thực hiện nghĩa vụ.

Cần phân biệt hai trường hợp. Trường hợp đầu là việc một bên không thể thực hiện toàn bộ

hoặc từng phần nghĩa vụ của họ, do bên kia đã thực hiện một số việc làm cho nghĩa vụ bên này không thể tiến hành toàn bộ hay từng phần.

Ví dụ

1. A đồng ý thực hiện việc xây dựng một toà nhà trên khu đất của B bắt đầu vào ngày 1 tháng 2. Nếu B khoá cửa vào khu đất này và không cho phép A vào, B không thể nói rằng A đã không thực hiện công việc. Hành vi của B được coi như vi phạm hợp đồng, hoặc dựa vào một điều

khoản trong hợp đồng cho phép A được đến khu đất này, hoặc dựa vào các nghĩa vụ về thiện chí và hợp tác. Cách giải quyết này không phụ thuộc vào việc B có được miễn trách do việc không thực hiện của mình hay không. Nhưng nếu B được miễn trách trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình (ví dụ như B không thểđến được khu đất do có xảy ra đình công) thì cách giải quyết cũng là tương tự.

PICC còn dự liệu khả năng, theo đó hành vi của một bên bị trở ngại chỉ một phần do hành

động của bên kia. Trong những trường hợp như thế cần thiết phải xem xét tỷ lệ nguyên nhân gây ra việc không thực hiện giữa những nguyên nhân do lỗi của bên này và những nguyên nhân do yếu tố

khác gây nên.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)