Đơn xin giấy phép bị từ chố

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại (Trang 83 - 84)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

1. Đơn xin giấy phép bị từ chố

Điều 6.1.17 nêu lên trường hợp đơn xin cấp phép bị từ chối. Bản chất của nghĩa vụ xin phép là bắt buộc bên có trách nhiệm phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xin phép. Vì thếĐiều 6.1.17 không áp dụng khi việc từ chối đang bị khiếu nại và có nhiều cơ hội được cứu xét. Ngược lại, điều 6.1.17 lại áp dụng trong trường hợp xin được cấp giấy phép khi việc này không còn ý nghĩa đối với

việc thực hiện hợp đồng.

2. Hậu quả pháp lý của sự từ chối.

Hậu quả của sự từ chối cấp giấy phép tuỳ thuộc vào việc giấy phép có ảnh hưởng như thế

nào đến hiệu lực của hợp đồng, hoặc đến việc thực hiện hợp đồng đó.

a. Việc từ chối cấp giấy phép ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.

Nếu giấy phép ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng, việc từ chối cấp phép sẽ làm cho toàn bộ hợp đồng vô hiệu, hợp đồng được xem là chưa giao kết.

Ví dụ

1. A ở tại nước X, giao kết hợp đồng với B, theo đó hiệu lực hợp đồng tuỳ thuộc vào việc nó có được cấp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại nước X hay không. Mặc dù thực tế A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép, đơn xin của A vẫn bị từ chối. Hợp

đồng này được xem như vô hiệu.

Tuy nhiên nếu sự từ chối chỉảnh hưởng đến hiệu lực của một sốđiều khoản trong hợp đồng, thì chỉ những điều khoản đó vô hiệu, phần còn lại của hợp đồng có thểđược duy trì có xem xét đến sự hợp lý.

Ví dụ:

2. A, ở tại nước X, giao kết hợp đồng với B, trong đó có quy định điều khoản phạt nếu trễ

hạn, hiệu lực điều khoản này tuỳ thuộc vào giấy phép của cơ quan có thẩm quyền tại nước X. Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép, đơn xin của A bị từ chối. Hợp đồng vẫn được thực hiện, điều khoản phạt do trễ hạn sẽ vô hiệu.

b. Hợp đồng vô hiệu do bị từ chối cấp phép.

Nếu việc từ chối cấp giấy phép làm cho hợp đồng trở nên không thểđược thực hiện toàn bộ

hoặc từng phần. Khoản (2) của Điều này yêu cầu tham chiếu các qui định về chấm dứt, được nêu trong chương 7.

Ví dụ:

3. Theo hợp đồng đã giao kết với B, A nợ B 100.000 USD. Việc chuyển số tiền này từ nước X, là nơi A ở, đến tài khoản ngân hàng của B, tại nước Y, phụ thuộc vào giấy phép do ngân hàng trung ương của nước X cấp . Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép đó, đơn xin của A bị từ chối. Việc từ chối cấp phép của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc A khôn thể thanh toán cho B nưh hợp đồng đã thoả thuận. Hậu quả việc vi phạm của A sẽđược xác định theo các điều khoản trong Chương VII.

Việc từ chối cấp giấy phép có thể dựa đến việc một bên không thể thực hiện nghĩa vụ của mình ở trong vùng yêu cầu có giấy phép, nhưng đó vẫn có thể thực hiện cũng nghĩa vụđó tại nơi khác. Trong các trường hợp như thế, nguyên tắc chung về thiện chí (xem Điều 1.7) sẽ không cho phép bên này coi việc giấy phép bị từ chối là lý do để vi phạm hợp đồng.

Ví dụ:

4. Cùng sự kiện trong ví dụ 3, nhưng khác là ở chỗ A có mọt số tiền đủ trả cho B tại nước Z, nơi không yêu cầu giấy phép . A không thể xem việc từ chối cấp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại nước X là một lý do không thanh toán cho B.

Mục 2: Hoàn cảnh khó khăn

Điều 6.2.1

(Tuân thủ hợp đồng )

Khi việc thực hiện hợp đồng trở nên khó kăn hơn cho một bên, bên này vẫn buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ những trường hợp liên quan đến các điều khoản về hoàn cảnh khó khăn được qui định dưới đây.

BÌNH LUẬN

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại (Trang 83 - 84)