- TCVN 5938 – 2005 : Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động
Thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động là khá tốt. Tuy nhiên, trong đợt khám sức khỏe này mới có 305/321 người tham gia nên chưa thể có đánh giá về sức khỏe trong toàn Công ty. Kết quả kiểm tra sức khỏe của người lao động trong Công ty tổ chức vào tháng 10 năm 2009 do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương thực hiện được thống kê như sau :
Bảng 8 : Phân loại sức khỏe
Loại sức khỏe Nam Nữ Tổng
Loại I Số lượng 54 11 65
Tỷ trọng (%) 23,4 14,9 21,3
Loại II Số lượng 117 47 164
Tỷ trọng (%) 50,6 63,5 53,8
Loại III Số lượng 42 10 52
Tỷ trọng (%) 18,2 13,5 17,1
Loại IV Số lượng 17 5 22
Tỷ trọng (%) 7,4 6,7 7,2
Loại V Số lượng 1 1 2
Tỷ trọng (%) 0,4 1,4 0,6
Bảng 9 : Phân loại bệnh tật TT Tên nhóm bệnh Số lượng mắc Tỷ trọng (%) Nhận xét
1 Thiếu chiều cao 4 1,31 Chiều cao nam <154cm, nữ <147cm 2 Thiếu cân nặng 3 0,98 Cân nặng nam <45kg, nữ <40kg
3 Bệnh mắt 70 22,95 Chủ yếu là tật khúc xạ mắt gây giảm thị lực
4 Răng hàm mặt 84 27,54 Mất răng, sâu răng, cao răng, tụt lợi, viêm quanh chân răng
5 Tai mũi họng 32 10,49 Viêm họng dị ứng, viêm Amydal
6 Huyết áp 18 5,9 HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg
7 Da liễu 42 13,77 Nấm da, nấm kẽ chân tay, ngứa dị ứng 8 Hệ vận động 33 10,81 Thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp,
thoái hóa khớp
9 Tiêu hóa 19 6,22 Hội chứng dạ dày tá tràng, đại tràng
10 Nội tiết 3 0,98 Bướu cổ đơn thuần
11 Tiết niệu 2 0,65 Viêm đường tiết niệu
12 Tâm thần kinh 5 1,63 Đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, đau dây thần kinh ngoại biên, rối loạn tiền đình
13 Hô hấp 13 4,26 Viêm phế quản
14 Tuần hoàn 6 1,96 Mạch không đều, thiểu năng mạch vành
Nguồn : Số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương
Trước khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng điểm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động trong Công ty chủ yếu là loại III, khi công tác cải thiện điều kiện lao động bắt đầu được quan tâm thì sức khỏe của người lao động chủ yếu là loại II và lọai III. Đến nay, cùng với sự quan tâm và hành động của Công ty về công tác cải thiện điều kiện lao động thì sức khỏe người lao động đã được nâng cao rõ rệt, sức khỏe tốt loại I và loại II chiếm số đông (75,1%). Tuy nhiên vẫn còn những người lao động có
sức khỏe trung bình và yếu một phần do thể trạng của người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như tiếng ồn, bụi, hóa chất độc cũng đã làm giảm sức khỏe của họ.
Theo kết quả thống kê tình hình bệnh tật của người lao động trong Công ty, tỷ lệ người lao động mắc bệnh Răng hàm mặt là cao nhất (27,54%), sau đó là các bệnh về mắt (22,95%), da liễu (13,77%), hệ vận động (10,81%), tai mũi họng (10,49%).
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt cao có lẽ do tác động đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện chiếu sáng chưa hợp lý, công việc đòi hỏi sự tập trung quá cao, lượng bụi khá nhiều, đặc biệt người lao động làm nhiệm vụ nấu rót trong phân xưởng Đúc còn phải chịu tác động bức xạ nhiệt từ lò phát ra,…Tỷ lệ mắc bệnh về da liễu cho thấy người lao động phải tiếp xúc với hóa chất độc, bụi, nhiệt độ cao.Bệnh về hệ vận động chiếm tỷ lệ cũng khá cao là do người lao động phải thường xuyên làm việc trong tư thế đơn điệu, gò bó. Tai mũi họng là bệnh đặc trưng của người lao động làm ngành cơ khí do công việc phải thiếp xúc thường xuyên với bụi, tiếng ồn, hơi khí độc, nhiệt độ cao, …
Với những nỗ lực cải thiện điều kiện lao động, số người lao động mắc các bệnh về huyết áp, tiêu hóa, nội tiết, tiết niệu, tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ (<7%). Vì vậy, Công ty cần có biện pháp cải thiện điều kiện lao động tốt hơn nữa để bảo vệ sức khỏe cho người lao động giúp họ có được thể trạng cũng như tâm lý tốt để hăng say làm việc, tăng năng suất lao động.