III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG
6. Những tồn tại và nguyên nhân
Từ khi được thành lập tới nay qua quá trình xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Hải Dương đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ như hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, giảm thiểu số tiền nợ đọng trong kỳ, mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH xong vẫn tồn tại một số khó khăn cần phải giải quyết. Đó là:
- Một số đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vẫn chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH, cố tình tránh hoặc không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Vấn đề này tồn tại chủ yếu là ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên thực tế. khu vực này là nơi thu hút nhiều lực lượng lao động nhất trên địa bàn tỉnh. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của kinh tế tỉnh thì việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư ngày càng mạnh mẽ, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Không chỉ có lao động ở trong tỉnh mà ở các tình khác cũng bị thu hút về Hải Dương làm việc. Trước thực tế đó làm cho việc theo dõi sự tham gia BHXH ở các doanh nghiệp trở nên khó khăn, cơ quan BHXH không kịp thời nắm bắt được sự ra đời hoạt động của nhiều doanh nghiệp dẫn đến bỏ sót một số doanh nghiệp.Đây cũng là một lý do làm cho các doanh nghiệp không tự giác đóng BHXH
- Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có tham gia BHXH nhưng lại mang tính chất đối phó. Việc thu BHXH dựa trên quỹ tiền lương và số lao động của đơn vị cho nên một số doanh nghiệp cố tình khai giảm số lao động làm việc thực tế trong đơn vị mình hoặc khai giảm mức lương thực tế mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Có tình trạng này một phần là do ý thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, chưa hiểu hết quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác doanh nghiệp còn tìm cách kéo dài thời gian học việc,thử việc của công nhân, không ký kết các hợp đồng dài hạn mà chỉ ký theo thời vụ, cắt bỏ các khoản phụ cấp của công nhân để giảm thiểu quỹ tiền lương để đóng BHXH. Việc sai phạm này không chỉ ảnh hưởng đến việc thu nộp BHXH mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi họ bị ốm đau, tai nạn, thai sản, nghỉ hưu…
- Số thu chưa đủ lớn: Số thu mặc dù mỗi năm đều tăng nhưng với tình hình nền kinh tế lạm phát, đồng tiền mất giá thì so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tích lũy và tăng trưởng quỹ BHXH thì thu không đủ chi.
- Mức đóng BHXH còn thấp: đây là tồn tại lớn nhất của ngành BHXH nước ta. Theo quy định thì người lao động đóng góp 5% tiền lương còn người sử dụng lao động thì đóng góp 15% quỹ lương của doanh nghiệp (chưa có BHYT ). So với các nước trên thế giới và trong khu vực, mức thu nay còn quá thấp.
Từ những tồn tại hạn chế trên ta thấy mặc dù có được những thành công tốt nhưng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Hải Dương vẫn chưa thật sự phát huy hết vai trò của nó trong hoạt động của ngành BHXH Hải Dương. Điều đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng10: Tình hình nợ đọng tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007)
Năm Số phải thu BHXH (đồng) Số thu BHXH thực hiện (đồng) Số nợ đọng (đồng) Tỷ l ệ n ợ đ ọ n g ( % ) 2003 154.573.393.1 22 144.693.694.1 43 9.879.698.979 6.83 2004 158.708.268.8 54 151.826.344.639 6.881.924.215 4.53 2005 199.969.417.1 83 199.663.489.066 305.428.117 0.15 2006 278.075.637.8 50 275.306.233.527 2.769.405.323 1.01 2007 413.961.338.1 96 381.085.064.757 32.876.273.439 8.63
(Nguồn: Phòng thu – BHXH tỉnh Hải Dương )
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy hàng năm vẫn còn tồn tại một số tiền nợ đọng phải chuyển sang kỳ sau nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH ở Hải Dương tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do vào cuối năm, các doanh nghiệp đơn vị chưa kịp chuyển tiền cho cơ quan BHXH.
Từ năm 2003- 2007 thì năm có tỷ lệ nợ đọng thấp nhất là năm 2005, số tiền nợ đọng chỉ là 305.428.117đồng (chiếm 0.15% tổng số phải thu). Và năm cao nhất là năm 2007 là 32.876.273.439 đồng chiếm 8.63%
Số tiền nợ đọng chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ số nợ của tất cả các đơn vị trong tỉnh.
Tuy đây là thực trạng chung của toàn ngành BHXH nhưng các năm qua BHXH tỉnh Hải Dương đã hạn chế tối đa số tiền nợ đọng, và nhanh chóng truy thu vào năm tiếp theo.
Vậy nguyên nhân của những tồn tại đó là gì ? Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc làm ăn thua lỗ không có khả năng đóng BHXH hoặc cố tình trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức.
- Về phí người chủ sử dụng không tự giác đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Có rất nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho ngừoi lao động nhằm tận dụngnguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mang lại nhiều lợi nhận cho doanh nghiệp. Bên cạnh những đơn vị cố tình không tham gia BHXH hoặc trốn không nộp BHXH thì lại có những doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng không thực hiện được vì tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn
- Về phía người lao động: họ chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi và lợi ích của họ khi tham gia BHXH. Đặc biệt có một số người lao động vẫn có thói quen ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước, một số người lại có tâm lý sợ mất việc làm nên không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi. một số khác thì có mức thu nhập quá thấp không đủ trang trải cho các chi phí hàng ngày
- Công tác thu ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa được quan tâm chú ý.
- Chế tài xử phạt chưa nghiêm minh. Theo quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hết thời gian nộp tiền BHXH hàng tháng thì cơ quan BHXH sẽ bắt đầu tính lãi trên số tiền BHXH chậm đóng đó.Tuy nhiên do lãi suất mà cơ quan BHXH tính còn thấp nên một số doanh nghiệp nhận thấy giữa việc nộp phạt và việc dùng tiền BHXH đi đầu tư thì họ vẫn lãi. Chính vì vậy họ chấp nhận nộp phạt. Điều này là cho công tác thu gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở tính nộp BHXH chưa hợp lý: hiện nay chúng ta mới chỉ tính phí BHXH bắt buộc dựa trên mức tiền lương danh nghĩa ( lương cấp bậc, lương chức vụ) mà trên thực tế mức lương này thấp hơn nhiều so với thu nhập của họ.
- Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở một số đơn vị về BHXH chưa đầy đủ gây nhiều khó khăn trở ngại cho cán bộ thu BHXH