III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG
4. Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm
4.1. Cơcấu số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý tại tỉnh Hải Dương ( 2003-2007)
Bảng 8: Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007)
Khối đơn vị tham gia
Số người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối đơn vị
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số người Cơ cấu (%) Số người Cơcấu(%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%)
DNNN 24973 8.65 22180 9.83 17712 8.36 13265 3.42 12857 3.15
DN NQD 6270 2.17 11409 5.06 15222 7.18 25044 6.47 30893 7.56
DN có vốn đầu tư nước ngoài 3129 1.08 7874 3.49 14574 6.88 17789 4.59 33469 8.19
HCSN-Đảng-Đoàn thể 28957 10.03 29944 13.28 30250 14.28 30169 7.79 31339 7.67 Ngoài công lập 1786 0.62 2389 1.06 2560 1.21 2976 0.77 3694 0.9 Hợp tác xã 0 0 644 0.29 1414 0.67 2009 0.52 2474 0.61 Xã – thị trấn 4758 1.65 4521 2.00 4403 2.08 5537 1.43 5629 1.38 Đối tượng có mức đóng 3% 218501 75.67 146591 64.99 125742 59.35 290120 74.89 105570 25.84 Khác 392 0.14 0 0 5 0 15 0 182572 44.69 Tổng cộng 288766 100 225552 100 211882 100 387374 100 408497 100
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số lao động ở các khu vực đều có những biến động qua các năm, chủ yếu tập trung ở các đối tượng có mức đóng 3% chiếm phần lớn trong cơ cấu của số lao động tham gia BHXH , tiếp sau đó là khối HCSN- Đảng- Đoàn thể. Điều nhận thấy rõ nhất là cơ cấu số lao động ở khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng mạnh. Cụ thể là vào năm 2003 khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ chiếm 2.17% thì qua 5 năm đã tăng lên 7.56% còn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tăng từ 1.08% đến 4.59 %. Có thể nhận thấy khi nền kinh tế Hải Dương ngày càng phát triển thì việc thu hút một số lượng lớn lao động vào tỉnh làm việc và sinh sống là việc không sớm thì muộn đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Dựa vào bảng số liệu ta cũng có thể nhận thấy, số lượng lao động làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần dẫn đến cơ cấu lao động làm việc tại đây giảm từ 8.65% xuống còn 3.15%. Vì sao có hiện tượng đó? Đó là vì tỉnh Hải Dương đang thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, giảm số lượng doanh nghiệp có sự bảo trợ của Nhà nước xuống tăng các doanh nghiệp cổ phần.Bên cạnh đó, một phần cũng là do người lao động đang có xu hướng chuyển từ làm việc ở khu vực nhà nước sang làm việc cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao trình độ, thu nhập cho bản thân.
Nhưng nhìn chung, tuy có sự biến động về cơ cấu số lượng lao động trong các khối khu vực nhưng số lượng lao động vẫn không ngừng tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương.