Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003 2007 (Trang 31 - 37)

III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG

2.Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg

Muốn làm tốt công tác thu thì phải xây dựng một quy trình thu hợp lý, thích hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Theo quy định hiện hành thì quy trình công tác quản lý thu BHXH phải trải qua các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu

Đối với công tác thu BHXH thì kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức, thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu BHXH ở từng đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH nói riêng và của toàn ngành BHXH nói chung. Lập kế hoạch thu cũng góp phần tổ chức thực hiện quản lý các công tác khác của ngành BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành, hoàn chính chế độ chính sách, quản lý và phát triển quỹ BHXH. Kế hoạch thu lập ra càng chính xác, càng phù hợp với thực tiễn thì công tác tổ chức thực hiện thu, điều hành quản lý công tác thu càng chủ động và đạt kết quả tốt bấy nhiêu. Chính vì thế, đây là bước quan trọng nhất trong các khâu của BHXH và phải được thực hiện hàng năm ở tất cả các đơn vị từ Trung ương tới địa phương.

- BHXH các huyện dựa vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, lập 02 bản ké hoạch thu BHXH, BHYT năm sau rồi gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10

-BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị thuộc quyền quản lý của BHXH tỉnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lâp kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau của tất cả các huyện gửi lên BHXH Việt Nam.

Đối với cấp huyện và cấp tỉnh – liên quan trực tiếp tới người lao động và người sử dụng lao động để được tham gia BHXH thì người lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành đăng ký tham gia BHXH –BHYT lần đầu cho người lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các đơn vị sử dụng quản lý các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với cơ quan BHXH được phân công quản lý ở nơi cơ quan, doanh nghiệp đó đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký tham gia BHXH,BHYT.

+ Danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu 45- BH), danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (mẫu 45a-BH)

+ Hồ sơ hợp pháp về đơn vị sủ dụng lao động: giấy phép hoạt động, quyết định thành lập, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng…

+ Hồ sơ của người lao động trong danh sách: sơ yếu lý lịch, giấy chứng minh thư phô tô, giấy khai sinh bản sao, hợp đồng lao động, quyết định làm việc…

-BHXH Việt Nam dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH,BHYT do BHXH các tỉnh lập ra giao số kiểm tra vể thu BHXH,BHYT cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm

- Căn cứ số kiển tra của BHXH Việt nam giao, BHXH tỉnh tiến hành xem xét, đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn xem có hợp lý và có khả năng thực hiện thành công không để phản ánh với BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh

- BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt và thực hiện giao dự toán cho BHXH tỉnh trong tháng sau.

- BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH,BHYT của BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ, giao dự toán xuống BHXH các huyện, các đơn vị trực thuộc.

Bước 2: Xác định đối tượng tham gia BHXH và xác định mức thu BHXH

Đây là bước quan trọng để xác định đúng đối tượng, đúng mức thu BHXH cho mỗi người lao động tham gia.

Tại Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ của cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách của người lao động , sau đó chuyển lên phòng thu để các cán bộ làm công tác thu tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT, đối tượng tham gia, mức tiền BHXH,BHYT phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, doanh nghiệp đơn vị quản lý đối tượng đó.

Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH

Đây là bước quan trọng nhất trong hoạt động của cơ quan BHXH vì có thu được tiền BHXH vào quỹ BHXH, thì quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo một trình tự nhất định:

- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động và danh sách lao động điều chỉnh tăng, giảm nộp BHXH hàng quý, BHXH các tỉnh, huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo quy định.Đồng thời các đơn vị quản lý đối tượng sau khi đã nhận được thông báo của bên cơ quan BHXH thì căn cứ vào đó để tiến hành đóng BHXH , BHYT vào hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối trong tháng.

- Chậm nhất là vào ngày 10 của tháng đầu quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra lập bảng đối chiếu nộp BHXH của các quý trước. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và phải nộp thì phải nộp tiếp hoặc chuyển sang quý sau.

- Hàng tháng nếu doanh nghiệp, đơn vị ,cơ quan đoàn thể có những biến động, có những sử thay đổi so với danh sách đã đăng ký tham gia lần đầu(tăng lương, giảm lương, tăng lao động, giảm lao động, lao động chuyển công tác, nghỉ ốm, nghỉ thai sản…) thì phải thông báo ngày với cán bộ BHXH chuyên trách đồng thời phải lập danh sách điều chỉnh (mẫu C47-BH) gủi đến cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh.

- Hàng tháng, hàng quý cơ quan BHXH và bên quản lý đối tượng tham gia BHXH,BHYT tiến hành đối chiếu kiểm tra số liệu về:

+ Quỹ lương

+ Số lao động điều chỉnh + Số đã nộp, số còn nợ

- Trước ngày 30/11 hàng năm các đơn vị phải tiến hành đăng ký tham gia BHXH, BHYT năm kế tiếp cho đối tượng, người lao động với cơ quan BHXH thông qua:

+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH + Danh sách đối tượng tham gia BHXH,BHYT

Bước 4: Chuyển tiền về BHXH cấp trên

- Theo quy định hiện nay các cơ quan BHXH thu BHXH,BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt mới phải thu bằng tiền mặt.Khi đó cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.

- BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH,BHYT về tài khỏan chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối cùng trong năm thì phải chuyển toàn bộ tiền thu BHXH,BHYT vào trước ngày 31/12.

- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH,BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào ngày 10,20, và ngày cuối tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5:thống kê số liệu và lập báp cáo gủi lên cấp trên

Đối với BHXH tỉnh và huyện thì phải thường xuyên, liên tục gửi báo cáo và số liệu thống kê lên BHXH Việt Nam nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời, góp phần phục vụ cho công tác quản lý của BHXH các cấp.

- BHXH huyện gửi báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau, báo cáo năm ngày 20/1 năm sau cho BHXH tỉnh.

- BHXH tỉnh gửi báo cáo tháng trước ngày 25 tháng sau, báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu của quý sau, và báo cáo năm vào ngày 31/1 năm sau.

- BHXH Việt Nam định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH,BHYT, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh với hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003 2007 (Trang 31 - 37)