HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 48 - 49)

6.1.1. Hoàn cảnh ra đời

6.1.1.1.Tin đề v tư tưởng kinh tế

- Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Máy móc công nghiệp được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc.

6.1.1.2. Tin đề v chính tr - xã hi

- Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn).

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX

6.1.2 Đặc điểm chung của kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng:

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

+ Đặc điểm chung là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng (chỉ dừng lại ở tính ước muốn, không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công nhân).

Những đại biểu điển hình: Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)