10.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổđiển mới đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế thị
trường tự do cạnh tranh.
Trường phái Keynes và Keynes mới lại đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của thị trường.
Thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng vai trò của thị
trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng (Từ những 60 – 70 của thế kỷ XX).
Từđó hình thành “Trường phái chính hiện đại”.
Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, sau chiến tranh thế giới thứ hai nó được nhà kinh tế học Mỹ tên là Hassen nghiên cứu và tư tưởng này tiếp tục
được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX
Đại biểu nổi bật của trường phái này là P.A.Samuelson (Mỹ) với tác phẩm “Kinh tế học”
được dịch ra tiếng Việt năm 1989 là cơ sở cho nhiều giáo trình kinh tế vi mô và vĩ mô.
10.1.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại
Đặc điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại là:
+ Vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế
trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản.
+ Sử dụng cả phương pháp phân tích vi mô và phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế. Sử dụng nhiều công thức toán học, đồ thị để lí giải các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo
đó, nền kinh tế thị trường cần có sựđiều tiết của Nhà nước.