HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 110 - 111)

12.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện

Trường phái thể chếđược truyền bá rộng rãi từ những năm 20 - 30 của thế kỷ XX nhưng xuất hiện sớm hơn, đó là từ cuối thế kỷ XIX. Sự nảy sinh trường phái thể chế với tư cách là sựđối lập của giai cấp tiểu tư sản đối với chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này diễn ra trong điều kiện chủ

nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và sự thống trị của độc quyền. Đồng thời có sự thoái trào của kinh tế chính trị tư sản cổđiển.

Trường phái thể chế tồn tại song song bên cạnh các trường phái kinh tế khác nhưng đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX có tác động ảnh hưởng rất lớn.

Các giai đoạn phát triển của trường phái thể chế:

+ 1920 - 1930 Trường phái thể chế cổđiển, thời kỳ mở rộng trường phái thể chế. + Trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2: Trường phái thể chế thực chứng

+ 1960 - 1970 đến nay: Trường phái thể chế mới, nổi bật là trường phái thể chế gắn rất chặt với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Chương 12: Trường phái thể chế

12.1.2. Đặc điểm của trường phái thể chế

Tư tưởng cơ bản của trường phái thể chế là: Đề cao vai trò của các thể chế xã hội của khoa học kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế. Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội.

(Các hình thức gia đình, nhà nước, tổ chức kinh tế (độc quyền), nghiệp đoàn,... Có thể là sự

biểu hiện của TLSX, động cơ xử sự, phương thức tư duy như tập tục, truyền thống, biểu hiện về

luật pháp, luân lí).

Đặc điểm nổi bật nhất là: tính không thuần nhất (tức là không có định nghĩa chung cho các quá trình kinh tế, vì thế tạo nên nhiều trào lưu, khuynh hướng khác nhau ngay trong trường phái).

Theo trường phái này: Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội (gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, nghiệp đoàn,... có thể là sự biểu hiện của tâm lý xã hội, động cơ xử sự, phương thức tư duy: tập tục, truyền thống, biểu hiện về luật pháp, luân lí,...).

Trường phái thể chế đã khẳng định các phạm trù kinh tế (chếđộ sở hữu, thuế, tiền tệ, lợi nhuận,...) là hình thức thể hiện của tâm lí học trong xã hội.

Trường phái thể chế không thừa nhận tác động của các quy luật kinh tế khách quan, không phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà chỉ phân tích sự tiến hóa của tư liệu sản xuất.

Những nhà kinh tế của trường phái thể chế muốn:

- Thay thế môn kinh tế bằng môn lịch sử và sự phân tích tâm lí (nghiên cứu nếp sống, thói quen, tập tục, truyền thống, tác động của các yếu tố xã hội và đạo đức).

- Thay thế nghiên cứu lí luận bằng phương pháp mô tả. Vềđối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Trường phái thể chếđi sâu vào mặt thể chế và kết cấu kinh tế xã hội, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và tác dụng của các “thể chế” để phân tích xã hội.

- Coi mối quan hệ tập thể, các thể chế kinh tế - xã hội là cơ sở phát triển kinh tế. - Đối tượng nghiên cứu vượt khỏi phạm vi của kinh tế tư bản truyền thống.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)