QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TUYNIDI

Một phần của tài liệu Đề tài ‘‘Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp’’ (Trang 42 - 44)

D. GIAMABIRIIA ARẬP LIBI NHÂN DÂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TUYNIDI

3.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TUYNIDI Việt Nam và Tuynidi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/12/1972. Hiện nay đại sứ quán Tuynidi ở Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam và đại sứ quán ta tại Libi kiêm nhiệm Tuynidi.

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đã ký một số văn kiện quan trọng.

Tháng 5/1994, trong chuyến thăm Tuynidi của Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, hai bên đã ký Hiệp định Thương mại trong đó có điều khoản Tối huệ quốc. Tháng 5/1999, Bộ trưởng Ngoại giao Tuynidi đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Gần đây nhất, cuối năm 2002, Việt Nam và Tuynidi đã tiến hành kỳ họp thứ nhất Uỷ ban Liên Chính phủ tại Tunis. Tại kỳ họp này, hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước còn chưa phát triển, mặc dù có nhiều mặt hàng ta có thể xuất khẩu như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hàng điện tử, gốm sứ.

Trước năm 2000, trao đổi thương mại giữa hai nước chỉ đạt khoảng 4 triệu USD/năm. Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Tuynidi mặc dù đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khiêm tốn. Năm cao nhất (2000)

cũng chỉ đạt trên 10 triệu USD. Đáng chú ý là Việt Nam luôn nhập siêu gần như tuyệt đối (xin xem phụ lục 14).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2004, ta xuất sang

Tuynidi 1,1 triệu USD chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, giày dép, hàng dệt may... với giá trị không lớn (xem bảng sau).

Về nhập khẩu, năm 2004, ta nhập 5,6 triệu USD trong đó phân bón chiếm tới 96% tổng giá trị nhập khẩu từ Tuynidi. Đây là mặt hàng mà ta nhập liên tục từ nhiều năm nay với giá trị luôn chiếm 90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu khác là dầu ăn, xơ nhân tạo, đá nghiền, một số trang thiết bị cơ khí... với giá trị không đáng kể (xin xem phụ lục 15).

3.1. NHẬN ĐỊNH VẾ SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TUYNIDI

Thuận lợi

Cũng như đối với các nước Bắc Phi khác, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Tuynidi phát triển khá tốt đẹp. Hơn nữa hai nước đã ký được một số văn kiện hợp tác quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung. Trong kỳ họp Uỷ ban Liên Chính phủ vào cuối năm 2002, hai bên đều bày tỏ quyết tâm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực và đưa ra những biện pháp như hai bên sẽ sớm đàm phán ký kết Hiệp định chống đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước sẽ ký Biên bản ghi nhớ... Phía bạn đánh giá cao những thành tựu và kinh nghiệm của Việt Nam trong xây dựng và phát triển kinh tế trong những năm qua và mong muốn đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế thương mại song phương lên một tầm cao mới. Phía bạn cũng ủng hộ và cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập WTO.

Nhờ thành công trong cải cách kinh tế từ năm 1987, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tuynidi trong thập kỷ 90 và đầu những năm 2000 đạt khoảng 5%/năm. Hiện nay Tuynidi là nước có nền kinh tế phát triển thuộc loại cao nhất Bắc Phi, có tình hình chính trị, xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng hiện tương đối tốt, và đang tích cực đẩy mạnh quá trình mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế. Ngoài lợi thế có vị trí địa lý nằm giáp châu Âu, Tuynidi còn ký Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu theo đó các sản phẩm công nghiệp được tự do xuất khẩu vào EU. Đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét đầu tư trực tiếp tại Tuynidi để tái xuất vào thị trường châu Âu. Sau kỳ họp Uỷ ban Liên chính phủ lần thứ nhất, Tổng Công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) đang xúc tiến các công việc cần thiết để xây dựng nhà máy dệt tại Tuynidi với việc sử dụng nguồn nhân công tại chỗ. Trong những năm gần đây, Tuynidi đã tăng cường càng biện pháp cải cách thủ tục hành chính, áp dụng chế độ một cửa, có nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu cao công nghệ tiên tiến. Môi trường đầu tư

còn thuận lợi hơn với giá năng lượng, nước, viễn thông, lao động, chi phí xã hội cạnh tranh...

Xét về cơ cấu xuất nhập khẩu, nhiều mặt hàng mặt hàng mà bạn cần ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng, như gạo, hà tiêu, giày dép, dệt may... Ta cũng có nhu cầu cao về phân bón DAP mà Tuynidi lại có thế mạnh trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp hai nước trong thời gian qua đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thị trường của nhau. Kim ngạch xuất nhập khẩu đã có chiều hướng gia tăng dù chưa mạnh.

Khó khăn

Quan hệ kinh thương mại giữa Việt Nam và Tuynidi còn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của mỗi nước. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Hai nước đều trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế, khu vực tư nhân chưa phát triển. Là những nước đang phát triển nên khả năng đầu tư trực tiếp sang thị trường của nhau còn hạn chế.

Chưa có đại diện thương mại hoặc đại sứ quán tại nước sở tại nên các doanh nghiệp còn thiếu thông tin, không rõ khả năng của nhau.

Do khoảng cách địa lý xa nên chi phí vận chuyển, kho bãi tăng làm cho doanh nghiệp hai nước ngần ngại.

Các đối tác thương mại chính của Tuynidi thường là các nước châu Âu có quan hệ truyền thống và các nước khu vực lân cận do vậy doanh nghiệp Tuynidi chưa quan tâm nhiều đến thị trường châu Á.

Doanh nghiệp của hai bên phần lớn đều là vừa và nhỏ nên khả năng tài chính hạn chế, không có những chiến lược thăm dò và khai thác thị trường quy mô lớn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Đề tài ‘‘Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp’’ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w